Nhiều Hộ Nuôi Vịt Làm Chuồng Trại Trên Sông Nguy Cơ Phát Tán Dịch Bệnh Cao Ở Châu Thành A (Hậu Giang)
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có đàn vịt khoảng 255.000 con. Bên cạnh nuôi vịt chạy đồng, nuôi nhốt trong ao mương, thì nhiều hộ dân còn làm chuồng nuôi vịt trên sông, nguy cơ phát tán dịch bệnh cao.
Mặc dù ngành thú y không khuyến khích nuôi vịt theo hình thức này, nhưng theo tập quán rất nhiều hộ nuôi vịt nhỏ lẻ dọc các tuyến kênh thuộc xã Trường Long A, Trường Long Tây làm chuồng vịt trên sông. Nhiều hộ tháng nào cũng nuôi mới từ 20 - 60 con, có hộ không báo tăng đàn với thú y địa phương, gây khó cho ngành chức năng quản lý dịch bệnh.
Vì vậy, nếu dịch cúm gia cầm bùng phát ở một đàn, thì rất dễ lây ra diện rộng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, do phân vịt thải trực tiếp vào nguồn nước. Trong khi một bộ phận người dân còn sử dụng nước sông trong sinh hoạt. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thú y địa phương tích cực rà soát tiêm vắc-xin cho đàn vịt nuôi trên sông này, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương vận động hộ dân chuyển sang nuôi cách ly nguồn nước sông và xa khu dân cư.
Có thể bạn quan tâm
Với mô hình vườn – ao – chuồng khép kín, gia đình ông Ngô Văn Kiện ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình không những thoát nghèo mà còn có của ăn của để.
Đến vùng sản xuất muối phường Ninh Diêm, TX Ninh Hòa dưới cái nắng cháy da cháy thịt, chúng tôi mới cảm nhận hết sự vất vả, cực nhọc của diêm dân nơi đây.
"Người dân cạn sức thì lấy gì tăng đàn, mở rộng quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng vật nuôi”, một lãnh đạo cơ sở than thở.
Từ nay đến năm 2030, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định diện tích trồng lúa 1,8 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha lúa xuất khẩu; sản xuất theo cơ cấu một vụ lúa Đông Xuân, một vụ Hè Thu, một vụ Thu Đông hoặc lúa mùa.
Hôm qua 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã diễn ra Lễ khánh thành Trung tâm Phát triển Ca cao tại Bình Phước.