Nhiều Hộ Dân Bò Nuôi Heo Sang Nuôi Lươn
Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Chánh Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã An Hòa (Trảng Bàng - Tây Ninh) thu hoạch đợt lươn cuối, với giá sang cho thương lái tại nhà ông là 110.000 đồng/kg. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được khoảng 80 triệu đồng từ việc nuôi lươn. Đây cũng là mức lợi nhuận bình quân mà gia đình ông Thành đạt được trong mỗi đợt nuôi lươn của những năm gần đây.
Ông Thành khẳng định, thời gian qua việc nuôi lươn có lợi hơn nhiều so với nuôi heo. Chính vì thế mà nhiều hộ dân ở xã An Hòa đã bỏ nghề nuôi heo chuyển qua nuôi lươn, biến chuồng heo thành hồ nuôi lươn, trong đó có gia đình ông Thành. Trước năm 2009, nhà ông Thành có một chuồng nuôi heo với 5 ngăn riêng biệt.
Trong chuồng, thường gia đình ông thả 2 con heo nái và khoảng 30 con heo thịt, theo quy trình heo mẹ đẻ ra heo con, nuôi heo con bán heo thịt. Nhưng rồi việc chăn nuôi heo ngày càng khó khăn “từ huề đến lỗ vốn”, nên gia đình ông không nuôi heo nữa. Sau một thời gian tìm hiểu nghề nuôi lươn, năm 2009, ông Thành quyết định cải tạo chuồng nuôi heo thành các hồ nuôi lươn. Năm đầu tiên ông làm thí điểm 3 hồ nuôi lươn, với kích cỡ mỗi hồ là 6m2 (2m x3m).
Sau đó ông xuống chợ đầu mối Bình Điền (thành phố Hồ Chí Minh) mua 800kg lươn giống với giá 50.000 đồng/kg về thả nuôi. Bước đầu, do chưa có kinh nghiệm nên lươn bị hao hụt nhiều, nhưng những con còn lại cũng phát triển tốt. Sau 8 tháng thả nuôi, ông Thành thu hoạch lươn. Lúc đó giá lươn ông bán được 90.000 đồng/kg. Trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông Thành còn lãi được 17 triệu đồng.
Tuy mức lời này cũng không cao, nhưng so với nuôi heo trước đây thì nuôi lươn có thu nhập khá hơn nhiều. Từ đó, sang năm 2010, ông Thành mua vật tư về cải tạo toàn bộ chuồng nuôi heo thành 10 hồ nuôi lươn và thả nuôi 1.800kg lươn giống. Lươn giống ông cũng mua loại lươn xô từ chợ Bình Điền. Theo ông Thành, mua lươn giống loại này rẻ, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao. Bình quân mỗi đợt nuôi lươn (từ 8- 9 tháng), gia đình ông Thành thu lãi được khoảng 80 triệu đồng.
Ông Thành cho biết thêm, việc nuôi lươn không bùn trong hồ nước sạch cũng khá dễ dàng. Sau khi xây hồ xong, cần vệ sinh hồ cho sạch. Sau đó thả 3 vĩ làm bằng cây le (giống như đóng vạt giường) chồng lên nhau vào hồ để làm chỗ cho lươn nằm và thả mồi cho lươn ăn. Thức ăn cho lươn là cá biển xay. Mỗi ngày cho lươn ăn một lần, vào một giờ nhất định. Và mỗi ngày phải thay nước hồ nuôi một lần, sau khi cho lươn ăn khoảng 5 giờ. Nước xả ra từ các hồ nuôi lươn được cho xuống một cái hồ ngầm. Dưới hồ này thả nuôi cá trê lai. Cá trê lai là loại chịu ăn tạp, nó sẽ ăn hết thức ăn thừa của lươn được xả ra. Từ đó người nuôi không cần phải cho cá trê lai ăn mà vẫn có thêm nguồn thu nhập.
Với vai trò là Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Nguyễn Chánh Thành sẵn sàng giúp đỡ hướng dẫn cách cải tạo chuồng nuôi heo thành hồ nuôi lươn và trao đổi kinh nghiệm nuôi lươn cho bà con nông dân trong xã. Hiện nay, ngoài hộ ông Thành ra, còn có khoảng 10 hộ nông dân khác ở xã An Hòa cũng đã tiến hành cải tạo chuồng nuôi heo thành hồ nuôi lươn. Người nuôi nhiều nhất là 20 hồ, người nuôi ít nhất là 5 hồ. Tuy nhiên, theo ông Thành, việc nuôi lươn cũng không tránh khỏi khó khăn trong khâu đầu ra. Giá lươn cũng do thương lái quyết định, nên lên xuống cũng thất thường.
Có thể bạn quan tâm
“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.
Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá
Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.
Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.
FIPRONIL là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, được sử dụng để trừ kiến, bọ cánh cứng, gián, bọ chét, ve, mối, dế, bọ trĩ, sâu rễ, mọt và một số côn trùng khác. Vì đặc tính này nên nông dân thường gọi hoạt chất này là thuốc diệt kiến. Hoạt chất này không được sử dụng trên cây chè (chỉ sử dụng trên cà phê và lúa).