Nhiều diện tích ngô ở Anh Sơn, Nghi Lộc bị chết cháy

Gia đình ông Bùi Công Thanh (Tường Sơn) vụ xuân năm nay trồng 3 sào ngô. Tthời tiết nắng hạn kéo dài đã làm cho 3 sào ngô chết đi một nửa, số ngô còn lại cũng đang trong tình trạng khô héo. Ông cho biết: "Nông dân chúng tôi sinh sống nhờ mấy sào ngô sào lúa, hiện nay ngô bị mất mùa mà thời tiết vẫn khắc nghiệt nên chúng tôi rất lo lắng".
Vụ xuân năm nay xã Tường Sơn sản xuất trên 200 ha ngô nhưng do thời tiết nắng nóng đã làm cho 50 ha ngô bị chết, 30 ha cho năng suất thấp. Một số hộ nông dân biết khả năng cây ngô không thể phát triển nổi do nắng hạn đã cắt bỏ mang về làm thức ăn cho trâu bò.
Ở Nghi Văn (Nghi Lộc), nhiều diện tích ngô hè thu của xóm 19, 20 cũng bị khô cháy cả đồng. Ông Cao Văn Hiên xóm 20 cho biết: Ngô đang làm hạt nhưng giờ chết khô cả, bà con phải cắt về cho bò ăn, nhưng cắt không kịp nó giờ đã cháy hết. Ông Hiên cũng cho biết thêm: Một số diện tích lạc xuân đã đến thời kỳ nhổ nhưng cũng không nhổ được vì đất quá khô.
Ông Nguyễn Văn Sao - Chủ tịch xã Nghi Văn cho biết: Nghi Văn có 250 ha ngô bị chết cháy, còn lạc xuân 330 ha mặc dù đã đến lúc thu hoạch nhưng đất khô cứng, trời quá nắng nóng nên người dân chưa thể thu hoạch được.
Khắc phục khó khăn, xã Tường Sơn đang chỉ đạo bà con nông dân vùng trồng ngô kiểm tra, đánh giá và phân loại diện tích ảnh hưởng hạn hán, cắt bỏ diện tích không có khả năng hồi phục giải phóng đất trồng bổ sung. Cùng với đó là chú trọng ngành nghề khác như chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp để tăng thu nhập. Còn ở xã Nghi Văn, do quá hạn hán, diện tích ngô khó khắc phục được.
Tình hình khô hạn kéo dài đúng vào thời điểm cây ngô trà sớm đang vào trắc, trà muộn đang giai đoạn trổ cờ nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng. Trong những ngày tới, nếu không có mưa, nhiều diện tích ngô còn lại của các xã cũng sẽ bị chết vì khô hạn.
Có thể bạn quan tâm

“Nuôi dế tính ra sướng hơn nuôi heo” - đó là nhận xét của anh Phạm Quốc Nam (37 tuổi) ở ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Trước đây anh Nam đã từng nuôi heo, nay đã chuyển qua nghề nuôi dế.

Dịch cúm gia cầm ở Hà Tĩnh đang lây lan nhanh trên diện rộng và có nguy cơ trở thành đại dịch.

Nắng tháng 5 xối vào mặt, mồ hôi ướt đẫm lưng, nhưng hoạt động thu hoạch cá lóc tại ao nuôi cá nhà anh Huỳnh Văn Lượng (xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) rất sôi động. Vụ này cá nuôi phát triển tốt, lại được giá nên người nuôi cá rất mừng. Tuy nhiên, một vấn đề làm bà con “đau đầu” là ô nhiễm môi trường từ nuôi cá…

Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.