Nhiều Cơ Sở Nuôi Cá Hồi Bị Thiệt Hại Do Hạn Hán

Theo thông tin từ Phòng kinh tế huyện Sa Pa (Lào Cai), do nắng nóng kéo dài, nguồn nước đầu nguồn cạn kiệt, gây lên tình trạng khan hiếm nước ở các trang trại nuôi cá nước lạnh.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.
Cụ thể, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I có 60.000 con cá bị chết; Hợp tác xã Can Hồ - Bản Khoang 3.000 con; Hợp tác xã Suối Thầu - Tả Phìn 2.500 con. Bên cạnh đó, một số cơ sở nuôi cá hồi ở xã Suối Thầu, Tả Phìn có số lượng cá thương phẩm bị chết lên đến hơn 1 tấn.
Theo nhận định của một số cơ sở nuôi cá, ước tính, năm nay sản lượng cá hồi, cá tầm nuôi tại huyện Sa Pa sẽ giảm thấp do thiếu nước; bởi Sa Pa là nơi thường mưa nhiều nhất tỉnh nhưng năm nay thiếu hụt tới 230mm nên hầu hết các bể nuôi cá, nước không đủ theo mức thiết kế. Thiếu nước, nhiệt độ lại tăng bất thường khiến cho những loài cá nước lạnh chậm phát triển.
Được biết, nhiều cơ sở nuôi cá đã áp dụng các biện pháp chống nắng cho các ao cá như dùng lưới che nắng, dùng máy lọc nước để tái sử dụng nhưng hiệu quả cũng không đạt như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm

Thuộc vùng “an toàn” không có dịch cúm gia cầm (CGC) H5N1, nhưng những con “đặc sản” như gà móng, gà Đông Tảo, gà chín cựa, chim trĩ… vẫn bị “vạ” oan khi giá liên tục giảm, khiến người chăn nuôi thua lỗ.

Hàng ngày, vào thời điểm mà hầu hết mọi người đều đang ngon giấc thì có những người lao động phải tất bật sửa soạn hàng hóa từ giữa khuya để kịp phiên chợ sớm trong thành phố. Bất kể đêm sương gió lạnh, họ vẫn đều đặn thực hiện công việc của mình trước khi trời sáng.

Nắng nhiều cộng thêm có nước giúp cây trồng ở Bắc Bình phát triển ở thế tốt nhất có thể nhưng cũng đồng thời góp phần quyết định việc thiếu nước, khi nguồn nước ở các hồ thủy lợi đều tùy thuộc vào tình hình phát điện của thủy điện Đại Ninh...

Nuôi tôm sú - cua - cá kết hợp là một trong những mô hình nuôi trồng thủy sản phổ biến ở ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường ô nhiễm, thời tiết diễn biến phức tạp và dịch bệnh phát sinh.

Các nhà khoa học thuộc viện Thuỷ điện và năng lượng tái tạo đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị tạo nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời.