Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND

Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong những năm gần đây, Hội NDVN đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với gần 50 tổ chức nông dân, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.
Cùng với đó, Hội đã tổ chức hàng trăm đoàn cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập, dự hội nghị, hội thảo và lao động có thời hạn ở nước ngoài; vận động được gần 17 triệu USD tài trợ để triển khai các chương trình, dự án.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường (giữa) trao Kỷ niệm chương “Vì giai cấp Nông dân Việt Nam” cho các cá nhân có nhiều đóng góp đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Hội NDVN.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội NDVN nhìn chung chưa chủ động, mới tập trung ở cấp T.Ư; quan hệ hữu nghị là chủ yếu, chưa có nhiều đối tác và nhà tài trợ; nguồn lực vận động được còn rất nhỏ so với nhu cầu của hội viên, nông dân và vị thế của Hội.
Tham luận tại buổi tọa đàm, ông Trần Trung Thành – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong 5 năm qua Hội ND Hà Tĩnh đã tổ chức và phối hợp thực hiện khoảng 35 hoạt động liên quan tới các tổ chức quốc tế mang lại hiệu quả cao.
“Trước khi triển khai phải tiến hành nghiên cứu chọn phương án tối ưu cho các hoạt động, đồng thời lồng ghép hiệu quả trong phong trào và các chương trình công tác Hội.
Hiện nay các chương trình, dự án của Hội đều được cung cấp đầy đủ thông tin, tạo sự tin tưởng cần thiết trước khi đi vào vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện” – ông Thành chia sẻ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, ông Phan Anh Sơn – Trưởng ban Điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) cho rằng, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để có sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài.
Xu thế viện trợ, hợp tác cho Việt Nam trong vòng 3 – 5 năm tới vẫn còn rất nhiều, nhất là với Hội ND, bởi lĩnh vực, địa bàn ưu tiên của Hội ND rất phù hợp với xu thế lựa chọn của các tổ chức quốc tế.
Hội ND thuận lợi hơn là có cơ cấu tổ chức ngành dọc T.Ư cho tới tận cấp xã.
Nếu Hội ND phát huy được hệ thống tổ chức của mình, cải thiện cơ chế phối hợp, cơ hội thành công sẽ rất cao.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.

KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.

Ngày 18.6, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên- Môi trường) khởi động Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình làng sinh thái thôn Trường Hạnh, xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.