Nhiều cơ hội hợp tác, viện trợ cho Hội ND

Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường cho biết, trong những năm gần đây, Hội NDVN đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với gần 50 tổ chức nông dân, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.
Cùng với đó, Hội đã tổ chức hàng trăm đoàn cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, học tập, dự hội nghị, hội thảo và lao động có thời hạn ở nước ngoài; vận động được gần 17 triệu USD tài trợ để triển khai các chương trình, dự án.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường (giữa) trao Kỷ niệm chương “Vì giai cấp Nông dân Việt Nam” cho các cá nhân có nhiều đóng góp đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Hội NDVN.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội NDVN nhìn chung chưa chủ động, mới tập trung ở cấp T.Ư; quan hệ hữu nghị là chủ yếu, chưa có nhiều đối tác và nhà tài trợ; nguồn lực vận động được còn rất nhỏ so với nhu cầu của hội viên, nông dân và vị thế của Hội.
Tham luận tại buổi tọa đàm, ông Trần Trung Thành – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong 5 năm qua Hội ND Hà Tĩnh đã tổ chức và phối hợp thực hiện khoảng 35 hoạt động liên quan tới các tổ chức quốc tế mang lại hiệu quả cao.
“Trước khi triển khai phải tiến hành nghiên cứu chọn phương án tối ưu cho các hoạt động, đồng thời lồng ghép hiệu quả trong phong trào và các chương trình công tác Hội.
Hiện nay các chương trình, dự án của Hội đều được cung cấp đầy đủ thông tin, tạo sự tin tưởng cần thiết trước khi đi vào vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện” – ông Thành chia sẻ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, ông Phan Anh Sơn – Trưởng ban Điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) cho rằng, vẫn còn rất nhiều tiềm năng để có sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài.
Xu thế viện trợ, hợp tác cho Việt Nam trong vòng 3 – 5 năm tới vẫn còn rất nhiều, nhất là với Hội ND, bởi lĩnh vực, địa bàn ưu tiên của Hội ND rất phù hợp với xu thế lựa chọn của các tổ chức quốc tế.
Hội ND thuận lợi hơn là có cơ cấu tổ chức ngành dọc T.Ư cho tới tận cấp xã.
Nếu Hội ND phát huy được hệ thống tổ chức của mình, cải thiện cơ chế phối hợp, cơ hội thành công sẽ rất cao.
Related news

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Doanh nghiệp bảo hiểm than thua lỗ, chậm trễ trong việc bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì họ cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua việc bồi thường bảo hiểm.

Trước khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) là một trong những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thành phố. Huyện xây dựng đề án NTTS quy mô lớn với quy hoạch 3 vùng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Từ khi chia tách địa giới hành chính đến nay, phát triển thủy sản của Kiến Thụy gặp khó khăn do quy hoạch bị phá vỡ.

Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...

Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.