Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng cam sành

Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng cam sành
Ngày đăng: 05/05/2015

Để nâng cao chất lượng, năng suất cây cam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm cây ăn quả của huyện thực hiện các mô hình: Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển mô hình của giống cam sạch bệnh trồng trên đất chu kỳ II trên đất đã trồng cam chu kỳ I tại các xã Phù Lưu, Minh Dân, Bạch Xa, Yên Lâm với diện tích 8 ha về khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là bệnh Greening và Tristeza;

Áp dụng sản xuất giống cam sạch bệnh, sử dụng gốc ghép bằng cây chấp, mắt ghép từ vườn cây bố mẹ đã được bình tuyển và vi ghép đỉnh sinh trưởng phục tráng tại vườn ươm nhân giống cam sạch bệnh của Trung tâm Cây ăn quả.

Đặc biệt xây dựng 2 mô hình sản xuất cam Viet GAP với diện tích 10 ha tại các xã: Yên Phú, Tân Thành; phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên trồng thử nghiệm cam sành không hạt, cam mật không hạt 3 ha tại xã Yên Lâm, xã Tân Thành.

Trung tâm cây ăn quả huyện đã thực hiện mở rộng diện tích nhà lưới nâng quy mô nhà lưới sản xuất giống của Trung tâm cây ăn quả từ 15.000 cây tăng lên 20.000 cây giống. Dự kiến năm 2015 xuất vườn 10.000 cây giống cam sành sạch bệnh phục vụ công tác trồng mới.

Trung tâm cũng xây dựng phương án sản xuất cây giống sạch bệnh; hợp đồng, liên kết với Viện Bảo vệ thực vật sản xuất 10.000 cây giống cung ứng cây cam sạch bệnh cho các xã trong vùng quy hoạch cam dự kiến cuối năm 2015 cây giống được cung ứng cho nhân dân.

Hiện Hàm Yên đang xây dựng vườn ươm giống cam sành tại xã Tân Thành, diện tích 1.000 m2 nhà lưới, trong đó 1 nhà lưới diện tích 200 m2 trồng cây khai thác mắt ghép; 4 nhà lưới diện tích 800 m2 để sản xuất cây giống; hàng năm sản xuất 22.000 cây cam giống sạch bệnh, dự kiến hoàn thành trong tháng 5-2015.

Ngoài ra, các ngành kiểm tra, hướng dẫn thực hiện xã hội hóa 1 vườn của Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm cây nguyên liệu giấy, diện tích 1.000 m2 nhà lưới, trong đó 2 nhà lưới diện tích 400 m2 trồng cây khai thác mắt ghép; 3 nhà lưới diện tích 600 m2 để sản xuất cây giống; hàng năm sản xuất 10.000 đến 20.000 cây cam giống sạch bệnh. Hiện nay UBND huyện đã trình Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, dự kiến thi công trong tháng 5 - 2015.

Chất lượng cam quả và mẫu mã đã dần được cải thiện, năng suất năm 2014 tăng trên 30% so với năm 2011 (năm 2011 năng suất 100 tạ/ha, năm 2014 năng suất bình quân toàn huyện đạt 135,8 tạ/ha), sản lượng 41.103,9 tấn.

Huyện cũng đã tổ chức Hội chợ cam sành Hàm Yên lần thứ I với sự tham gia của 18 xã, thị trấn và 2 xã của huyện Chiêm Hóa để giới thiệu, quảng bá thương hiệu cam sành Hàm Yên; tham gia giới thiệu, trưng bày sản phẩm, quảng bá cam sành tại Hội chợ Thương mại năm 2014 tại tỉnh và Hội chợ Xuân Ất Mùi 2015 tại Hội chợ Giảng võ và Trung tâm triển lãm Nông nghiệp; tham gia hội chợ và tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm cam sành tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra Hội Cam sành Hàm Yên trong việc quản lý logo, nhãn hiệu cam sành Hàm Yên; thực hiện nghiêm túc việc dán tem, nhãn hiệu hàng hóa đối với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn đã đăng ký.


Có thể bạn quan tâm

Sản Phẩm Gia Cầm Khó Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm Khó Tiêu Thụ

Tình hình dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã làm cho người tiêu dùng e ngại sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến mặt hàng này bị giảm sức mua và rớt giá. Người nuôi và các tiểu thương mua bán ở các chợ đều lo thua lỗ, hoặc phá sản.

28/02/2014
Điểm Sáng Phát Triển Cây Vụ Đông Ở Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) Điểm Sáng Phát Triển Cây Vụ Đông Ở Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)

Từ nhiều năm qua, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) được đánh giá là điểm sáng phát triển cây trồng vụ đông với diện tích chiếm gần 1/3 diện tích cây vụ đông toàn thành phố. Kết thúc năm 2013, nông dân Tiên Lãng có một vụ đông thắng lợi với tổng giá trị sản lượng đạt gần 600 tỷ đồng (tăng 20% so với vụ đông năm 2012). Cây vụ đông bước đầu trở thành vụ sản xuất hàng hoá, đem lại thu nhập cao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

28/02/2014
"Vàng Đen" Ở Xuân Thọ (Đồng Nai)

Vùng chuyên canh cây hồ tiêu ở xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) có diện tích khá lớn với gần 500 hécta. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nhiều nông dân đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui trúng mùa, được giá.

28/02/2014
Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh

Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.

28/02/2014
Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau

Năm 2013, có 1.392 hộ và 516,76 ha tham gia bảo hiểm với tổng mức phí 22,38 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 13 tỷ đồng. Có 1.575 vụ tôm thiệt hại trên tổng số 1.392 hợp đồng với diện tích 496,409, chiếm 96,1% tổng diện tích tham gia bảo hiểm.

01/03/2014