Nhập khẩu bông đã vượt 1,3 tỷ USD
Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa) cho biết, do nguồn cung bông trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu, nên nhập khẩu bông tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
9 tháng qua, nhập khẩu bông nguyên liệu đã lên tới 1,304 tỷ USD, với hơn 811.000 tấn.
Việc tìm kiếm thị trường cung cấp bông hiện vẫn được các doanh nghiệp trong nước lưu tâm với kỳ vọng có được các nhà cung cấp bông nguyên liệu với giá tốt, chất lượng ổn định.
Hết năm 2015, khả năng chi nhập khẩu bông sẽ lên tới 1,75 - 1,8 tỷ USD.
Theo đó, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, trong hai ngày 12-13/11/2015 tại TP.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (Vcosa) sẽ phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) và Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội giao thương- Bông Tây Phi và Trung Phi cho các nhà kéo sợi tại Việt Nam”.
Hội thảo có sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh bông hàng đầu châu Phi.
Ngoài mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại trực tiếp giữa người mua, bán bông, các nhà cung cấp bông còn kết hợp khảo sát thị trường Việt Nam nhằm tìm cách hỗ trợ các nhà sản xuất bông châu Phi cải thiện, nâng cao chất lượng bông.
Vcosa cho biết, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu bông nguyên liệu từ 21 nước châu Phi với tổng kim ngạch đạt 321 triệu USD, tăng 20% so với năm 2013.
Các nước cung cấp chính là Mali (70,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (63,9 triệu USD), Burkina Faso (48,9 triệu USD), Tanzania (37,7 triệu USD), Cameroon (18,6 triệu USD), Benin (31,5 triệu USD), Togo (17,3 triệu USD), Zimbabwe (7,9 triệu USD), Zambia (5,7 triệu USD), Chad (4,2 triệu USD), Mozambique (4 triệu USD)…
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi với kim ngạch đạt 153,3 triệu USD.
Cũng theo các doanh nghiệp Việt Nam, bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi được thực hiện phần lớn thông qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp của cả hai bên.
Do vậy, Hội thảo sẽ là dịp để doanh nghiệp 2 bên tháo gỡ những nút thắt trong thương mại ngành bông.
Related news
Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.
Hơn một tuần nay, cá dìa con có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung chủ yếu tại khu vực dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam).
Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngày 7/8, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Tiền Giang tổ chức thả 80 ngàn con cá sặc rằn, 20 ngàn con cá rô và mè vinh trên diện tích 1 ha thuộc 7 hộ dân ở ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Trung. Đây là mô hình nuôi luân canh cá - lúa, đối tượng sặc rằn là chính được đưa vào nuôi thí điểm ở huyện Cái Bè.