Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.
Mô hình cá + lúa được bà con áp dụng đầy sáng tạo, với những đối tượng nuôi đa dạng, chủ yếu là các loại cá đồng đặc hữu: rô đồng, trê lai, sặc rằn, mè, trắm, rô phi dòng gifl... tại hầu hết các địa bàn ngập lũ sâu của tỉnh; trong đó nổi tiếng nhất là khu vực các xã Tân Hội, Nhị Mỹ (Cai Lậy); Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Trinh, Mỹ Tân, Mỹ Trung (Cái Bè)... Nổi bật nhất là mô hình ương dưỡng cá giống trên ruộng lúa trong nội đồng vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa bàn xã Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè) – nơi được coi là cái nôi của việc đưa con cá giống lên nhân trên ruộng lúa, mở ra tương lai tươi sáng cho bà con vùng ngập lũ một thời đầy khó khăn trước đây.
Theo mô hình này, trong vụ đông xuân, nông dân trồng lúa chất lượng cao, các vụ còn lại ương dưỡng và nhân cá giống trên chân ruộng. Riêng cá giống có thể quay 3 – 4 vòng/năm với các loại cá nước ngọt được ưa chuộng: mè, chép, trôi, trắm cỏ, lóc, trê lai, rô đồng. Nhờ mô hình này, Hậu Mỹ Bắc A xây dựng được cánh đồng 100 triệu đồng/ha/năm trên qui mô xã. Riêng về cá giống mỗi năm Hậu Mỹ Bắc A đạt sản lượng hàng tỉ con cá bột, trên 400 tấn cá giống các loại.
Để hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình mới “chung sống với lũ" này, tỉnh đã triển khai dự án kiện toàn hạ tầng vùng nuôi thủy sản theo mô hình cá + lúa tại Hậu Mỹ Bắc A với qui mô 100 ha; kinh phí đầu tư khoảng 7 tỉ đồng tập trung kiện toàn giao thông, thủy lợi, kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Hiện nay, các huyện ngập lũ đầu nguồn Tiền Giang đã mở rộng diện tích nuôi thủy sản nội đồng lên trên 3.200 ha; trong đó riêng sản xuất cá bột đạt đến trên 75 triệu con giống các loại. Để nhân rộng phong trào, theo ông Mai Thành Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, từ nguồn kinh phí Khuyến nông quốc gia, trong năm 2012, Tiền Giang triển khai dự án cá + lúa tại xã Mỹ Trung (Cái Bè) với diện tích gần 10 ha thí điểm nuôi cá sặc rằn và các loại thủy sản nước ngọt có giá trị khác. Ngoài ra, bằng vốn ngân sách của huyện, Cái Bè cũng đầu tư xây dựng vùng nuôi thủy sản theo mô hình cá + lúa tại xã Mỹ Đức Đông có qui mô 20 ha nhằm phát triển mô hình sản xuất mới phù hợp với đặc điểm vùng đất khó trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, công tác nuôi trồng thủy sản (NTTS) được huyện Hải Hậu (Nam Định) tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng bền vững.

Những lồng bè nuôi cá mú san sát trước đây ở bãi biển Lạch Dù, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), nay đang thưa thớt dần, bởi hầu hết người nuôi thua lỗ nặng do giá cá rớt dần từ trước tết đến nay. Bây giờ dưới màu nước trong xanh tận đáy ven bờ, bà con ngư dân nuôi tạm một vài loài hải sản khác, chờ giá cá mú hồi sinh trở lại…

Trước đây, phần lớn nghề nuôi thủy sản ở huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phát triển theo hình thức nuôi tự phát. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng của Đảng và Nhà nước phong trào nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh.

Ông Phan Văn Bé (Ba Bé, 66 tuổi, ngụ ấp Lộc Hưng, xã Hòa Phú- Long Hồ- Vĩnh Long) kể, trưa 22/4, con ông phát hiện một con cá lạ nổi đầu ngớp nước ở dưới con rạch Mười Trầu trước nhà nên đã vào nhà báo cho gia đình biết.

Với trên 80% dân số sống bằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên những năm qua, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã tích cực triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có tính bền vững, điển hình là mô hình nuôi bò thịt.