Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Dông Thương Phẩm

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Dông Thương Phẩm
Ngày đăng: 05/11/2013

Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

KỸ THUẬT ĐƠN GIẢN, CHI PHÍ THẤP

Mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được chuyển giao từ đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi dông trên một số vùng sinh thái ở huyện Đông Hòa” do ông Trương Văn Tòng, cán bộ Kỹ thuật Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa thực hiện năm 2008.

Theo ông Trương Văn Tòng, dông là loài dễ nuôi. Trong tự nhiên, dông tự đào hang và sống kín đáo ở những nơi khô ráo, yên tĩnh. Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy để tránh dông thoát ra ngoài, người nuôi nên làm móng tường sâu 1,2 đến 1,5m hoặc sử dụng lưới cắm sâu xuống cát 1m. Bờ tường phải cao 1,2m trở lên để tránh dông trèo ra. Một số kinh nghiệm cho thấy dông phát triển tốt khi diện tích chuồng nuôi rộng, vì vậy người nuôi không nên làm chuồng nuôi diện tích khoảng 100m2; diện tích nhỏ sẽ không tạo được độ thông thoáng cần thiết. Chuồng nuôi cũng nên phân chia thành nhiều ngăn (ít nhất là 2 ngăn) để luân chuyển giống bố mẹ, tránh tình trạng dông lớn ăn dông con mới nở.

Dông là loài thích bóng mát, vì vậy trong khu nuôi nên có nhiều cây. Tuy nhiên, cũng chỉ nên để tán cây che 1/2 đến 1/3 diện tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng. Với những vùng đất khô hạn, cây trồng lên chậm, người nuôi nên căng một số bạt hoặc làm giàn để tạo bóng râm. Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn vì dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu của dông là các loại rau quả như: Rau muống, rau lang, cà chua, các loại lá, bí đỏ. Ngoài ra, dông còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng, cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu…

Sau khi nuôi 6 tháng, người nuôi có thể tiến hành thu hoạch dông. Nếu thu hoạch kiểu tách tỉa, người nuôi có thể dùng bẫy ống để cắm hoặc dùng lưới giăng mặt hang; còn muốn thu hoạch với số lượng nhiều nên dùng đó lưới (lờ xếp) để bắt. Thời điểm tốt nhất để đặt đó lưới là vào buổi sáng, trước lúc dông hoạt động mạnh. Dông bắt xong nên đựng trong các lồng thoáng để vận chuyển, còn nếu sử dụng làm dông giống, cần phải sớm thả dông vào hồ để dông nhanh chóng đào hang, đồng thời giảm tỉ lệ thất thoát.

Dông là loài có khả năng thích ứng cao với môi trường tự nhiên nên chịu được khí hậu nóng và ít bị bệnh tật đe dọa. Vì vậy, nuôi dông không tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi thường xuyên quá trình sinh trưởng, phát triển của dông để phòng chống dịch bệnh.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

Ứng dụng kết quả quy trình nuôi dông tại huyện Đông Hòa, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã xây dựng mô hình nhân rộng trên vùng đất cát ven biển hoang hóa của Tuy An nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Để nhân rộng mô hình, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã khảo sát, chọn đơn vị cung ứng giống đảm bảo chất lượng, đảm bảo giống tốt, có điều kiện nuôi tương đồng với điều kiện vùng đất cát ven biển Tuy An. Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã chọn 6 hộ nuôi đảm bảo có diện tích nuôi phù hợp thuộc các xã An Chấn, An Mỹ, An Ninh Đông, An Hải; tổ chức hướng dẫn xây dựng chuồng trại, tập huấn kỹ thuật nuôi.

Mô hình nuôi dông tại huyện Tuy An có tổng diện tích 2.550m2 và 343kg con giống (trung bình 20 đến 25 con/kg). Trong 2 ngày thả đầu tiên, tỉ lệ hao hụt con giống chỉ 0,08%, sau đó, hầu hết dông nhanh chóng ổn định, đào hang và ăn uống bình thường. Kết thúc sau 12 tháng nuôi (từ lúc dông nở), trọng lượng của dông tăng lên đáng kể: Dông cái đạt 8 đến 13 con/kg; dông đực tăng trọng nhanh hơn, đạt 3 đến 8 con/kg. Với các hộ sử dụng giá đỗ làm thức ăn và thường xuyên bổ sung thêm tép khô, bí đỏ trong khẩu phần ăn thì đàn dông sẽ tăng trọng nhanh hơn. Hộ ông Nguyễn Văn Khinh (An Chấn), Nguyễn Công Tố (An Mỹ) làm theo cách này và cho trọng lượng dông đực xấp xỉ 4 con/kg, dông cái 6 con/kg. Với loại dông có trọng lượng lớn, người dân rất dễ bán và bán được giá cao. Tuy nhiên, do hầu hết các hộ nuôi đang trong giai đoạn nhân giống để mở rộng chuồng nuôi nên chỉ xuất bán một phần nhỏ dông thịt.

Ghi nhận sau khi kết thúc mô hình cho thấy, số lượng dông hao hụt rất ít (chỉ chiếm khoảng 1,5%). Số dông chết này đa phần là do chấn thương nên không đào được hang hoặc dông cắn nhau tranh giành giao phối. Với tỉ lệ sống hơn 98%, mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được đánh giá là khá thành công và không chênh lệch nhiều so với mô hình này tại huyện Đông Hòa. Hiện tại, số người nuôi dông ở Tuy An đã tăng lên hơn 15 hộ, trong đó, tập trung nhiều nhất ở An Mỹ và An Ninh Đông; Chi đoàn Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã thả nuôi 50kg con giống/1.000m2 để gây quỹ.

Ông Phạm Bình (An Ninh Đông) chia sẻ: “Tôi là thợ rèn nên nuôi dông chỉ là công việc phụ. Tuy nhiên, sau 6 tháng nuôi, tôi vừa xuất bán một lứa dông được gần 20 triệu đồng. Với giá 300.000 đồng/kg dông giống, 270.000 đồng/kg dông thịt như hiện nay, nghề nuôi dông đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình tôi và nhiều hộ dân nơi đây”.Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

KỸ THUẬT ĐƠN GIẢN, CHI PHÍ THẤP

Mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được chuyển giao từ đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi dông trên một số vùng sinh thái ở huyện Đông Hòa” do ông Trương Văn Tòng, cán bộ Kỹ thuật Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa thực hiện năm 2008.

Theo ông Trương Văn Tòng, dông là loài dễ nuôi. Trong tự nhiên, dông tự đào hang và sống kín đáo ở những nơi khô ráo, yên tĩnh. Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy để tránh dông thoát ra ngoài, người nuôi nên làm móng tường sâu 1,2 đến 1,5m hoặc sử dụng lưới cắm sâu xuống cát 1m. Bờ tường phải cao 1,2m trở lên để tránh dông trèo ra. Một số kinh nghiệm cho thấy dông phát triển tốt khi diện tích chuồng nuôi rộng, vì vậy người nuôi không nên làm chuồng nuôi diện tích khoảng 100m2; diện tích nhỏ sẽ không tạo được độ thông thoáng cần thiết. Chuồng nuôi cũng nên phân chia thành nhiều ngăn (ít nhất là 2 ngăn) để luân chuyển giống bố mẹ, tránh tình trạng dông lớn ăn dông con mới nở.

Dông là loài thích bóng mát, vì vậy trong khu nuôi nên có nhiều cây. Tuy nhiên, cũng chỉ nên để tán cây che 1/2 đến 1/3 diện tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng. Với những vùng đất khô hạn, cây trồng lên chậm, người nuôi nên căng một số bạt hoặc làm giàn để tạo bóng râm. Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn vì dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu của dông là các loại rau quả như: Rau muống, rau lang, cà chua, các loại lá, bí đỏ. Ngoài ra, dông còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng, cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu…

Sau khi nuôi 6 tháng, người nuôi có thể tiến hành thu hoạch dông. Nếu thu hoạch kiểu tách tỉa, người nuôi có thể dùng bẫy ống để cắm hoặc dùng lưới giăng mặt hang; còn muốn thu hoạch với số lượng nhiều nên dùng đó lưới (lờ xếp) để bắt. Thời điểm tốt nhất để đặt đó lưới là vào buổi sáng, trước lúc dông hoạt động mạnh. Dông bắt xong nên đựng trong các lồng thoáng để vận chuyển, còn nếu sử dụng làm dông giống, cần phải sớm thả dông vào hồ để dông nhanh chóng đào hang, đồng thời giảm tỉ lệ thất thoát.

Dông là loài có khả năng thích ứng cao với môi trường tự nhiên nên chịu được khí hậu nóng và ít bị bệnh tật đe dọa. Vì vậy, nuôi dông không tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi thường xuyên quá trình sinh trưởng, phát triển của dông để phòng chống dịch bệnh.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

Ứng dụng kết quả quy trình nuôi dông tại huyện Đông Hòa, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã xây dựng mô hình nhân rộng trên vùng đất cát ven biển hoang hóa của Tuy An nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Để nhân rộng mô hình, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã khảo sát, chọn đơn vị cung ứng giống đảm bảo chất lượng, đảm bảo giống tốt, có điều kiện nuôi tương đồng với điều kiện vùng đất cát ven biển Tuy An. Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã chọn 6 hộ nuôi đảm bảo có diện tích nuôi phù hợp thuộc các xã An Chấn, An Mỹ, An Ninh Đông, An Hải; tổ chức hướng dẫn xây dựng chuồng trại, tập huấn kỹ thuật nuôi.

Mô hình nuôi dông tại huyện Tuy An có tổng diện tích 2.550m2 và 343kg con giống (trung bình 20 đến 25 con/kg). Trong 2 ngày thả đầu tiên, tỉ lệ hao hụt con giống chỉ 0,08%, sau đó, hầu hết dông nhanh chóng ổn định, đào hang và ăn uống bình thường. Kết thúc sau 12 tháng nuôi (từ lúc dông nở), trọng lượng của dông tăng lên đáng kể: Dông cái đạt 8 đến 13 con/kg; dông đực tăng trọng nhanh hơn, đạt 3 đến 8 con/kg. Với các hộ sử dụng giá đỗ làm thức ăn và thường xuyên bổ sung thêm tép khô, bí đỏ trong khẩu phần ăn thì đàn dông sẽ tăng trọng nhanh hơn. Hộ ông Nguyễn Văn Khinh (An Chấn), Nguyễn Công Tố (An Mỹ) làm theo cách này và cho trọng lượng dông đực xấp xỉ 4 con/kg, dông cái 6 con/kg. Với loại dông có trọng lượng lớn, người dân rất dễ bán và bán được giá cao. Tuy nhiên, do hầu hết các hộ nuôi đang trong giai đoạn nhân giống để mở rộng chuồng nuôi nên chỉ xuất bán một phần nhỏ dông thịt.

Ghi nhận sau khi kết thúc mô hình cho thấy, số lượng dông hao hụt rất ít (chỉ chiếm khoảng 1,5%). Số dông chết này đa phần là do chấn thương nên không đào được hang hoặc dông cắn nhau tranh giành giao phối. Với tỉ lệ sống hơn 98%, mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được đánh giá là khá thành công và không chênh lệch nhiều so với mô hình này tại huyện Đông Hòa. Hiện tại, số người nuôi dông ở Tuy An đã tăng lên hơn 15 hộ, trong đó, tập trung nhiều nhất ở An Mỹ và An Ninh Đông; Chi đoàn Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã thả nuôi 50kg con giống/1.000m2 để gây quỹ.

Ông Phạm Bình (An Ninh Đông) chia sẻ: “Tôi là thợ rèn nên nuôi dông chỉ là công việc phụ. Tuy nhiên, sau 6 tháng nuôi, tôi vừa xuất bán một lứa dông được gần 20 triệu đồng. Với giá 300.000 đồng/kg dông giống, 270.000 đồng/kg dông thịt như hiện nay, nghề nuôi dông đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình tôi và nhiều hộ dân nơi đây”.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh) Nuôi Ngan Địa Phương Ở Tiên Yên (Quảng Ninh)

Đến nay, trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông trại, gia trại mang tính sản xuất hàng hoá ngày càng cao như: Mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, gà Tiên Yên, ngan... Trong đó, khôi phục và phát triển việc nuôi ngan địa phương là một trong những mô hình tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Huyện Tiên Yên có diện tích mặt nước rộng, thích hợp cho phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, thuỷ sản theo hướng chăn nuôi tập trung. Từ lâu, người dân trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi ngan địa phương (hay còn gọi là ngan Tiên Yên) khá hiệu quả. Ngan Tiên Yên có đặc điểm thân hình tròn, gọn, trọng lượng lúc 5 tháng tuổi đạt 2,5-3kg/con. Thịt ngan Tiên Yên thơm ngon và có hương vị đặc biệt. Ngan địa phương ở đây được nuôi theo hình thức chăn thả, thức ăn chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương. Ngan Tiên Yên có thịt ngon nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Vì vậy, thời gian qua, ngan Ti

08/08/2014
Thái Lan Tìm Cách Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc Và ASEAN Thái Lan Tìm Cách Xuất Khẩu Gạo Sang Trung Quốc Và ASEAN

Theo THX, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Duangporn Rodphayathi cho biết nước này đang tìm cách xuất khẩu hàng triệu tấn gạo sang Trung Quốc và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa cuối năm nay.

29/07/2014
Không Nên Chặt Bỏ Cao Su Không Nên Chặt Bỏ Cao Su

7 năm trước, gia đình ông Nông Văn Thắng ở Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) chặt bỏ 3 ha điều để trồng cao su. Hiện cao su của gia đình ông đang trong thời kỳ thu hoạch năm thứ 3. Ông Thắng cho biết: “Giá mủ năm nay thấp mà chi phí thuê nhân công vẫn cao (5-6 triệu đồng/người/tháng) nên gia đình tôi tự cạo.

08/08/2014
Nhập Nhằng Phân, Thuốc Lúa Đẹp, Hạt Lép Nhập Nhằng Phân, Thuốc Lúa Đẹp, Hạt Lép

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Phú Thọ, xã Tân Phú, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) nói: "Hiện có rất nhiều sản phẩm phân bón phun trên lá bày bán ngoài thị trường. Nông dân chúng tôi rất rối trí khi chọn mua phân bón để phun cho cây trồng. Điển hình là các sản phẩm siêu ra hoa, đậu trái, hạ phèn, ra rễ nhanh, to hạt, đẹp màu.

29/07/2014
Thanh Bình (Đồng Tháp) Liên Kết Tiêu Thụ Bắp Lai Thanh Bình (Đồng Tháp) Liên Kết Tiêu Thụ Bắp Lai

Những năm qua, nhờ chuyển đổi sang trồng bắp lai trên nền đất lúa mà nhiều nông hộ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đã cải thiện được doanh thu đáng kể so với độc canh cây lúa như trước đây. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, bắp lai vẫn “lận đận” trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

08/08/2014