Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Dông Thương Phẩm

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Dông Thương Phẩm
Publish date: Tuesday. November 5th, 2013

Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

KỸ THUẬT ĐƠN GIẢN, CHI PHÍ THẤP

Mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được chuyển giao từ đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi dông trên một số vùng sinh thái ở huyện Đông Hòa” do ông Trương Văn Tòng, cán bộ Kỹ thuật Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa thực hiện năm 2008.

Theo ông Trương Văn Tòng, dông là loài dễ nuôi. Trong tự nhiên, dông tự đào hang và sống kín đáo ở những nơi khô ráo, yên tĩnh. Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy để tránh dông thoát ra ngoài, người nuôi nên làm móng tường sâu 1,2 đến 1,5m hoặc sử dụng lưới cắm sâu xuống cát 1m. Bờ tường phải cao 1,2m trở lên để tránh dông trèo ra. Một số kinh nghiệm cho thấy dông phát triển tốt khi diện tích chuồng nuôi rộng, vì vậy người nuôi không nên làm chuồng nuôi diện tích khoảng 100m2; diện tích nhỏ sẽ không tạo được độ thông thoáng cần thiết. Chuồng nuôi cũng nên phân chia thành nhiều ngăn (ít nhất là 2 ngăn) để luân chuyển giống bố mẹ, tránh tình trạng dông lớn ăn dông con mới nở.

Dông là loài thích bóng mát, vì vậy trong khu nuôi nên có nhiều cây. Tuy nhiên, cũng chỉ nên để tán cây che 1/2 đến 1/3 diện tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng. Với những vùng đất khô hạn, cây trồng lên chậm, người nuôi nên căng một số bạt hoặc làm giàn để tạo bóng râm. Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn vì dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu của dông là các loại rau quả như: Rau muống, rau lang, cà chua, các loại lá, bí đỏ. Ngoài ra, dông còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng, cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu…

Sau khi nuôi 6 tháng, người nuôi có thể tiến hành thu hoạch dông. Nếu thu hoạch kiểu tách tỉa, người nuôi có thể dùng bẫy ống để cắm hoặc dùng lưới giăng mặt hang; còn muốn thu hoạch với số lượng nhiều nên dùng đó lưới (lờ xếp) để bắt. Thời điểm tốt nhất để đặt đó lưới là vào buổi sáng, trước lúc dông hoạt động mạnh. Dông bắt xong nên đựng trong các lồng thoáng để vận chuyển, còn nếu sử dụng làm dông giống, cần phải sớm thả dông vào hồ để dông nhanh chóng đào hang, đồng thời giảm tỉ lệ thất thoát.

Dông là loài có khả năng thích ứng cao với môi trường tự nhiên nên chịu được khí hậu nóng và ít bị bệnh tật đe dọa. Vì vậy, nuôi dông không tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi thường xuyên quá trình sinh trưởng, phát triển của dông để phòng chống dịch bệnh.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

Ứng dụng kết quả quy trình nuôi dông tại huyện Đông Hòa, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã xây dựng mô hình nhân rộng trên vùng đất cát ven biển hoang hóa của Tuy An nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Để nhân rộng mô hình, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã khảo sát, chọn đơn vị cung ứng giống đảm bảo chất lượng, đảm bảo giống tốt, có điều kiện nuôi tương đồng với điều kiện vùng đất cát ven biển Tuy An. Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã chọn 6 hộ nuôi đảm bảo có diện tích nuôi phù hợp thuộc các xã An Chấn, An Mỹ, An Ninh Đông, An Hải; tổ chức hướng dẫn xây dựng chuồng trại, tập huấn kỹ thuật nuôi.

Mô hình nuôi dông tại huyện Tuy An có tổng diện tích 2.550m2 và 343kg con giống (trung bình 20 đến 25 con/kg). Trong 2 ngày thả đầu tiên, tỉ lệ hao hụt con giống chỉ 0,08%, sau đó, hầu hết dông nhanh chóng ổn định, đào hang và ăn uống bình thường. Kết thúc sau 12 tháng nuôi (từ lúc dông nở), trọng lượng của dông tăng lên đáng kể: Dông cái đạt 8 đến 13 con/kg; dông đực tăng trọng nhanh hơn, đạt 3 đến 8 con/kg. Với các hộ sử dụng giá đỗ làm thức ăn và thường xuyên bổ sung thêm tép khô, bí đỏ trong khẩu phần ăn thì đàn dông sẽ tăng trọng nhanh hơn. Hộ ông Nguyễn Văn Khinh (An Chấn), Nguyễn Công Tố (An Mỹ) làm theo cách này và cho trọng lượng dông đực xấp xỉ 4 con/kg, dông cái 6 con/kg. Với loại dông có trọng lượng lớn, người dân rất dễ bán và bán được giá cao. Tuy nhiên, do hầu hết các hộ nuôi đang trong giai đoạn nhân giống để mở rộng chuồng nuôi nên chỉ xuất bán một phần nhỏ dông thịt.

Ghi nhận sau khi kết thúc mô hình cho thấy, số lượng dông hao hụt rất ít (chỉ chiếm khoảng 1,5%). Số dông chết này đa phần là do chấn thương nên không đào được hang hoặc dông cắn nhau tranh giành giao phối. Với tỉ lệ sống hơn 98%, mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được đánh giá là khá thành công và không chênh lệch nhiều so với mô hình này tại huyện Đông Hòa. Hiện tại, số người nuôi dông ở Tuy An đã tăng lên hơn 15 hộ, trong đó, tập trung nhiều nhất ở An Mỹ và An Ninh Đông; Chi đoàn Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã thả nuôi 50kg con giống/1.000m2 để gây quỹ.

Ông Phạm Bình (An Ninh Đông) chia sẻ: “Tôi là thợ rèn nên nuôi dông chỉ là công việc phụ. Tuy nhiên, sau 6 tháng nuôi, tôi vừa xuất bán một lứa dông được gần 20 triệu đồng. Với giá 300.000 đồng/kg dông giống, 270.000 đồng/kg dông thịt như hiện nay, nghề nuôi dông đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình tôi và nhiều hộ dân nơi đây”.Ở nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên, nuôi dông trên vùng đất cát bước đầu đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Mô hình này tiếp tục được kỹ sư Đặng Thanh Thiện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Tuy An nhân rộng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân nơi đây.

KỸ THUẬT ĐƠN GIẢN, CHI PHÍ THẤP

Mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được chuyển giao từ đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi dông trên một số vùng sinh thái ở huyện Đông Hòa” do ông Trương Văn Tòng, cán bộ Kỹ thuật Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa thực hiện năm 2008.

Theo ông Trương Văn Tòng, dông là loài dễ nuôi. Trong tự nhiên, dông tự đào hang và sống kín đáo ở những nơi khô ráo, yên tĩnh. Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy để tránh dông thoát ra ngoài, người nuôi nên làm móng tường sâu 1,2 đến 1,5m hoặc sử dụng lưới cắm sâu xuống cát 1m. Bờ tường phải cao 1,2m trở lên để tránh dông trèo ra. Một số kinh nghiệm cho thấy dông phát triển tốt khi diện tích chuồng nuôi rộng, vì vậy người nuôi không nên làm chuồng nuôi diện tích khoảng 100m2; diện tích nhỏ sẽ không tạo được độ thông thoáng cần thiết. Chuồng nuôi cũng nên phân chia thành nhiều ngăn (ít nhất là 2 ngăn) để luân chuyển giống bố mẹ, tránh tình trạng dông lớn ăn dông con mới nở.

Dông là loài thích bóng mát, vì vậy trong khu nuôi nên có nhiều cây. Tuy nhiên, cũng chỉ nên để tán cây che 1/2 đến 1/3 diện tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng. Với những vùng đất khô hạn, cây trồng lên chậm, người nuôi nên căng một số bạt hoặc làm giàn để tạo bóng râm. Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn vì dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu của dông là các loại rau quả như: Rau muống, rau lang, cà chua, các loại lá, bí đỏ. Ngoài ra, dông còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng, cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu…

Sau khi nuôi 6 tháng, người nuôi có thể tiến hành thu hoạch dông. Nếu thu hoạch kiểu tách tỉa, người nuôi có thể dùng bẫy ống để cắm hoặc dùng lưới giăng mặt hang; còn muốn thu hoạch với số lượng nhiều nên dùng đó lưới (lờ xếp) để bắt. Thời điểm tốt nhất để đặt đó lưới là vào buổi sáng, trước lúc dông hoạt động mạnh. Dông bắt xong nên đựng trong các lồng thoáng để vận chuyển, còn nếu sử dụng làm dông giống, cần phải sớm thả dông vào hồ để dông nhanh chóng đào hang, đồng thời giảm tỉ lệ thất thoát.

Dông là loài có khả năng thích ứng cao với môi trường tự nhiên nên chịu được khí hậu nóng và ít bị bệnh tật đe dọa. Vì vậy, nuôi dông không tốn nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi thường xuyên quá trình sinh trưởng, phát triển của dông để phòng chống dịch bệnh.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

Ứng dụng kết quả quy trình nuôi dông tại huyện Đông Hòa, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã xây dựng mô hình nhân rộng trên vùng đất cát ven biển hoang hóa của Tuy An nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Để nhân rộng mô hình, Phòng NN-PTNT huyện Tuy An đã khảo sát, chọn đơn vị cung ứng giống đảm bảo chất lượng, đảm bảo giống tốt, có điều kiện nuôi tương đồng với điều kiện vùng đất cát ven biển Tuy An. Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã chọn 6 hộ nuôi đảm bảo có diện tích nuôi phù hợp thuộc các xã An Chấn, An Mỹ, An Ninh Đông, An Hải; tổ chức hướng dẫn xây dựng chuồng trại, tập huấn kỹ thuật nuôi.

Mô hình nuôi dông tại huyện Tuy An có tổng diện tích 2.550m2 và 343kg con giống (trung bình 20 đến 25 con/kg). Trong 2 ngày thả đầu tiên, tỉ lệ hao hụt con giống chỉ 0,08%, sau đó, hầu hết dông nhanh chóng ổn định, đào hang và ăn uống bình thường. Kết thúc sau 12 tháng nuôi (từ lúc dông nở), trọng lượng của dông tăng lên đáng kể: Dông cái đạt 8 đến 13 con/kg; dông đực tăng trọng nhanh hơn, đạt 3 đến 8 con/kg. Với các hộ sử dụng giá đỗ làm thức ăn và thường xuyên bổ sung thêm tép khô, bí đỏ trong khẩu phần ăn thì đàn dông sẽ tăng trọng nhanh hơn. Hộ ông Nguyễn Văn Khinh (An Chấn), Nguyễn Công Tố (An Mỹ) làm theo cách này và cho trọng lượng dông đực xấp xỉ 4 con/kg, dông cái 6 con/kg. Với loại dông có trọng lượng lớn, người dân rất dễ bán và bán được giá cao. Tuy nhiên, do hầu hết các hộ nuôi đang trong giai đoạn nhân giống để mở rộng chuồng nuôi nên chỉ xuất bán một phần nhỏ dông thịt.

Ghi nhận sau khi kết thúc mô hình cho thấy, số lượng dông hao hụt rất ít (chỉ chiếm khoảng 1,5%). Số dông chết này đa phần là do chấn thương nên không đào được hang hoặc dông cắn nhau tranh giành giao phối. Với tỉ lệ sống hơn 98%, mô hình nuôi dông ở huyện Tuy An được đánh giá là khá thành công và không chênh lệch nhiều so với mô hình này tại huyện Đông Hòa. Hiện tại, số người nuôi dông ở Tuy An đã tăng lên hơn 15 hộ, trong đó, tập trung nhiều nhất ở An Mỹ và An Ninh Đông; Chi đoàn Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cũng đã thả nuôi 50kg con giống/1.000m2 để gây quỹ.

Ông Phạm Bình (An Ninh Đông) chia sẻ: “Tôi là thợ rèn nên nuôi dông chỉ là công việc phụ. Tuy nhiên, sau 6 tháng nuôi, tôi vừa xuất bán một lứa dông được gần 20 triệu đồng. Với giá 300.000 đồng/kg dông giống, 270.000 đồng/kg dông thịt như hiện nay, nghề nuôi dông đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình tôi và nhiều hộ dân nơi đây”.


Related news

Nông Dân Phải Vay Nặng Lãi Để Đầu Tư Chăm Sóc Cà-Phê Nông Dân Phải Vay Nặng Lãi Để Đầu Tư Chăm Sóc Cà-Phê

Do thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà-phê nên nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở bon Sê rê Ú, xã Ðác Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðác Nông đã vay vốn bên ngoài với lãi suất khá cao để chăm sóc. Nay đến hạn trả nợ cả gốc lẫn lãi, mặc dù giá cà-phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành phải bán để lấy tiền trả nợ nên họ lâm vào cảnh trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng.

Saturday. January 25th, 2014
Giàu Lên Nhờ Sản Xuất Rau An Toàn Giàu Lên Nhờ Sản Xuất Rau An Toàn

Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Phú, xã Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là một trong những đơn vị sản xuất rau an toàn (RAT) theo dự án “Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng”.

Saturday. January 25th, 2014
Bạc Liêu Sẵn Sàng Cho Vụ Nuôi Tôm Năm 2014 Bạc Liêu Sẵn Sàng Cho Vụ Nuôi Tôm Năm 2014

Vào thời điểm này, người dân vùng nuôi tôm Bạc Liêu đang cải tạo ao đầm, sẵn sàng cho vụ nuôi mới. Theo đó, công tác quản lý chất lượng giống, thuốc thú y thủy sản được Chi cục Thú y tỉnh chú trọng nhằm không để con giống kém chất lượng và thuốc, hóa chất giả lưu hành trên địa bàn gây rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.

Saturday. February 1st, 2014
Tỉnh Long An Thu Hoạch Hơn 11.807 Tấn Tôm Thương Phẩm Trong Năm 2013 Tỉnh Long An Thu Hoạch Hơn 11.807 Tấn Tôm Thương Phẩm Trong Năm 2013

Tình hình tiêu thụ tôm trong năm 2013 tương đối thuận lợi, người nuôi có lợi nhuận từ 70 - 200 triệu đồng/ha.

Saturday. February 1st, 2014
Đi Lưới Ghẹ Những Ngày Cuối Năm Đi Lưới Ghẹ Những Ngày Cuối Năm

Thời điểm này không phải là mùa ghẹ, nhưng sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi ngư dân có thu nhập từ 300.000 đến 400.000 đồng, nhờ giá ghẹ tăng cao và đánh bắt được nhiều.

Saturday. February 1st, 2014