Nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết tại Kỳ Thư
Kỳ Thư là một trong những địa phương thực hiện tốt mô hình chăn nuôi liên kết với 11 tổ hợp tác nông nghiệp.
Để tiếp tục tiếp tục nhân rộng mô hình nhằm giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, dự kiến Hội Nông dân tỉnh sẽ hỗ trợ một phần con giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và khâu nối trong quá trình liên kết....
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình chăn nuôi lợn liên kết của gia đình chị Nguyễn Thị Tám (xã Kỳ Thư).
Là đơn vị đỡ đầu NTM cho xã Kỳ Thư, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã quan tâm, đầu tư, giúp đỡ địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí để về đích NTM trong năm 2015. Kỳ Thư hiện đã đạt 15 tiêu chí và phấn đấu hoàn thành 4 tiêu chí còn lại trong thời gian sớm nhất.
Được biết, từ trước tới nay, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ xã Kỳ Thư hơn 200 triệu đồng đầu tư xây dựng NTM.
... và trao tặng 10 xe chở rác cho xã Kỳ Thư.
Cũng trong chiều nay, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ địa phương 10 xe chở rác, tổng trị giá 40 triệu đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để xã Kỳ Thư đảm bảo bền vững tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất và môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa X) của Đảng về phát triển kinh tế biển, ngư dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nuôi gần 500 lồng cá bớp thương phẩm, giúp người dân vươn lên làm giàu.
Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.
Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.
Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.
Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.