Nhân Rộng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).
Tại An Giang, dự án triển khai trên diện tích 500 ha với sự tham gia của hơn 300 nông dân, nhằm cải thiện sinh kế thông qua công tác tập huấn kỹ thuật trồng lúa kéo giảm giá thành sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính…
Kết quả sau 5 vụ sản xuất cho thấy nông dân tham gia dự án này đã giảm được 43% lượng giống, 23% lượng phân đạm, 27% số lần phun thuốc, 48% lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch 30%; năng suất bình quân tăng 11% (đạt 8 tấn/ha/vụ), tương đương tăng lợi nhuận 9 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả đó, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang quyết định sẽ nhân rộng mô hình này.
Related news

Kết quả giám định cho thấy, phân bón cao cấp vi lượng kẽm của công ty Thuận Phong chỉ đạt 8,7% hàm lượng kẽm so với công bố.

Thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém và hoạt động quản lý kém hiệu quả là những cơ sở để các chuyên gia tiên đoán rằng ngành lúa gạo Campuchia có thể “sụp đổ” trong vòng một thập kỷ tới.

Theo nội dung công bố chi tiết cam kết của một số nước thành viên TPP như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... thuế nhập nhiều mặt hàng thịt bò, gà, sữa vào Việt Nam sẽ giảm về 0% sau 3 - 8 năm.

Giá mía nguyên liệu đang ở mức 1.000 - 1.200 đ/kg, cao nhất trong nhiều năm qua, nông dân lãi ròng 30-50 triệu đồng/ha.

Một vài tháng gần đây, báo chí và công luận dấy lên các luồng thông tin về việc ngành chè Lâm Đồng đầu ra, đặc biệt trong đó là câu chuyện tồn kho và mất giá của trà Ô long (Oolong).