Nhân Rộng Giống Bưởi Ngọt Quế Dương
Giống bưởi ngọt Quế Dương được người dân chiết cành từ cây bưởi ngọt tổ ở xóm Tháp Thượng, thôn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Một số cây con, cây cháu từ cây bưởi tổ cũng đã 40 - 50 năm tuổi, nhiều cây 20 - 30 năm tuổi, cây bưởi ít tuổi nhất cũng được 13 năm.
Tuy cùng thời gian ra hoa với giống bưởi Diễn (từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3) nhưng bưởi ngọt Quế Dương có thời gian thu hoạch sớm, có thể thu hoạch từ Rằm tháng Tám, sớm hơn bưởi Diễn khoảng 2 - 3 tháng để rải vụ cho nhu cầu tiêu dùng trước khi bưởi Diễn được thu hái. Quả chín khi hái xuống có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu, tôm bưởi ít bị khô trong điều kiện bảo quản dân dã. Khi thu hoạch chính vụ, người dân thường xếp quả dưới nền nhà nơi cao ráo có thể để được đến tháng 1, tháng 2, thậm chí tháng 4, tháng 5 năm sau.
Những cây trồng bằng cành chiết vào năm thứ 4 có thể cho quả ổn định. Năng suất trung bình từ 130 - 300 quả/cây/năm. Năm 2010, tại xã Cát Quế, một cây bưởi Quế Dương của hộ ông Nguyễn Văn Điền đã cho tới 400 quả và bán được tới 6 triệu đồng. Năm 2010, vào mùa thu hoạch, các thương lái hoa quả vào tận nhà dân để thu mua, với giá bình quân 14.000 - 15.000 đồng/kg quả. Như vậy, mỗi sào Bắc Bộ trồng bưởi Quế Dương có thể cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng, cao có thể đạt 20 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng lúa.
Để giúp cho việc phát triển cây bưởi ngọt Quế Dương, năm 2010 Sở NN&PTNT đã tiến hành bình tuyển cây đầu dòng để chọn ra nguồn gene tốt phục vụ nhu cầu phát triển giống bưởi quý. Kết quả đã lựa chọn được 13 cây đầu dòng trên tổng số 53 cây đề nghị dự tuyển. Hiện, giống bưởi ngọt Quế Dương tại xã Cát Quế có diện tích khoảng 20ha. Từ nay đến năm 2015, huyện Hoài Đức sẽ tiếp tục phát triển thêm 50ha bằng cách giảm diện tích các cây trồng khác kém hiệu quả, thay thế bằng giống bưởi Quế Dương.
Có thể bạn quan tâm
Giống Lúa PĐ211 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai Sahel 108/P6 với sự trợ giúp của kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, quá trình chọn lọc theo định hướng thâm canh, có chất lượng dinh dưỡng và thương phẩm tốt (Sahel 108 là giống lúa chịu hạn và P6 là giống lúa thâm canh có hàm lượng protein cao).
Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình nhân nhanh giống mía mới cấy mô”, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (Sở KH-CN tỉnh Bình Định) vừa khảo nghiệm thành công 2 giống mía mới cấy mô cao sản K95-156 và Suphunburi 7, năng suất chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, tương đối phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Bình Định.
Nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Sinh học Nông nghiệp quốc gia (NIAS) ở Tsubaka, Nhật Bản đã lai tạo được một giống lúa mới với rễ sâu có thể duy trì được năng suất cao ngay cả trong thời tiết hạn hán.
Trung tâm Giống Nông nghiệp Đồng Tháp vừa thực hiện lai tạo thành công bộ giống lúa mới triển vọng vụ Hè Thu 2013 trong đó nổi bật là giống ĐTS 9, có thể thay thế các giống lúa có phẩm chất kém đang được trồng phổ biến hiện nay.
Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỷ thuật toàn quốc năm 2010.