Nhân Rộng Đàn Lợn Có Gene Kháng Stress

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có gene kháng stress đang là chủ trương tích cực của ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là vùng ngoại thành, nhằm tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi tập trung.
Tuy mới trong giai đoạn khởi đầu nhưng mô hình đã cho những kết quả khả quan. Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết: Dự án phát triển đàn lợn có gene kháng stress được triển khai từ 7/2012, được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu từ giống lợn Piétrain kháng stress của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, do Vương quốc Bỉ tài trợ. Trải qua quá trình nghiên cứu lai tạo, đàn lợn hạt nhân đã đáp ứng thường xuyên số lượng tinh lợn giống cho các đơn vị, cơ sở đặt hàng, bình quân 3.000 liều/tháng.
Hiện, TP có 3 đơn vị đảm nhiệm vai trò trung gian, liên doanh đặt hàng và cung cấp tinh lợn giống cho các trang trại chăn nuôi, gồm: Công ty TNHH MTV gia súc Hà Nội, Xí nghiệp giống vật nuôi Hà Nội, HTX dịch vụ Hòa Mỹ (Ứng Hòa).
Theo PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Giám đốc Trung tâm giống lợn chất lượng cao, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Giống lợn Piétrain có gene kháng stress có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống lợn đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Giống lợn này cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều lần do tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, khả năng sinh sản tốt.
Hiện nay, trên địa bàn TP đang phát triển và nhân rộng giống lợn này ở một số trang trại và hộ gia đình chăn nuôi. Trong thời gian tới, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển và nhân giống lợn, đặc biệt duy trì và phát huy tối đa gene của con giống "ông bà" (giống nguyên chủng). Trên thực tế, cần xây dựng nhiều chuỗi chăn nuôi liên kết để cung cấp sản phẩm cho thị trường nhằm thay thế sản phẩm truyền thống. Vì vậy, mở rộng chăn nuôi và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ được coi là nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu "chăn nuôi gắn với tiêu thụ".
Related news

Thời gian gần đây, người trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) rất phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao, nhiều hộ thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích trồng sả ở địa phương liên tục tăng, hiện đạt gần 450ha.

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác trên vùng đất pha cát nhẹ ven chân núi Ba Thê, nông dân thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn - An Giang) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó, phải kể đến mô hình trồng khoai cao xen canh với lúa, vừa mang lại lợi nhuận cao vừa có tác dụng cải tạo đất hiệu quả.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.