Nhân Nuôi Ong Ký Sinh Diệt Sâu Tơ
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.
Từ 500 kén ong của 2 giống Diadegma semiclausum (Ds) và Diadronus collaris (Dc) nhập nội từ Mailaisia, Trung tâm nhân nuôi ong ký sinh (Chi cục BVTV Lâm Đồng) đã SX được hơn 103 ngàn kén ong Ds và 113 ngàn kén ong Dc để thả phát tán trên đồng ruộng. Qua đánh giá kết quả của ngành NN-PTNT tỉnh này thì giống ong Ds tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết các địa phương vùng rau Lâm Đồng, phát triển mạnh, có tác dụng tiêu diệt và hạn chế được sự phát triển của các lứa sâu tơ hại rau. Trong khi đó giống DC không tồn tại được do không thích nghi với môi trường.
Một báo cáo điều tra ở Đà Lạt cho thấy tỷ lệ ong ký sinh Ds trên đồng ruộng đạt từ 34,7 đến 43%, mật độ sâu tơ giảm từ 50-70% (tùy theo từng thời điểm trong năm) và đang tiếp tục giảm hàng năm. Với việc sử dụng ong ký sinh và các biện pháp sinh học khác như bẫy pheromone, bẫy bả chua ngọt, bẫy dính màu vàng… vào phòng trừ sâu hại rau, trong đó có loài sâu tơ cho các vùng SX rau an toàn thì hiện nay số lần phun thuốc trừ sâu tơ chỉ còn 3-4 lần/vụ, giảm từ 7-10 lần so với trước đây; chi phí đầu tư (chỉ riêng tiền mua thuốc và công phun) đã giảm từ 5-10 triệu đồng/ha/vụ mà năng suất và chất lượng rau vẫn đảm bảo.
Hiện nay qui trình nhân nuôi và sử dụng ong ký sinh phòng trừ sâu tơ hại rau họ thập tự đã được hoàn thiện và đang được áp dụng rộng rãI ở hầu hết các vùng SX rau của tỉnh Lâm Đồng.
Ngoài việc nhân nuôi cho vùng rau an toàn tại Đà Lạt, Trung tâm nhân nuôi ong ký sinh Lâm Đồng còn thường xuyên cung cấp kén ong Ds, Dc, mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng ong ký sinh để phòng trừ sâu tơ cho các câu lạc bộ sinh học, câu lạc bộ khuyến nông các huyện và một số đơn vị nghiên cứu, sản xuất rau các tỉnh khác như Hưng Yên, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Nông Lâm TP. HCM v.v…để nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ nuôi cá lồng bè trên sông, nhiều hộ gia đình ở Bến Tre đã vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng lâu dài, người nuôi cần chú trọng vấn đề môi trường và nuôi theo đúng vùng quy hoạch.
Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước - Ninh Thuận) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.
Mới đây, tại khu vực vườn nhà của gia đình anh Lê Văn Sơn (ngụ ở thôn 10, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) có một cây chuối hiện đã trổ buồng được 186 nải chuối, chiều dài gần 2m, mỗi nải khoảng 15 đến 20 quả (ảnh).
Trong những ngày qua, dịch cúm A/H5N1 bùng phát tại nhiều tỉnh phía Nam. Đặc biệt, khi dịch cúm bùng phát trên đàn yến nuôi ở TP. Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã gây hoang mang cho người dân lẫn các hộ nuôi. Nhiều tỉnh, thành phố đã tăng cường các biện pháp giám sát dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.
Hàm Yên là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình..