Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lóc

Nhân Giống Cá Lóc Đen

Nhân Giống Cá Lóc Đen
Ngày đăng: 31/01/2012

Tại khu vực ĐBSCL, kỹ thuật nhân giống cá lóc bằng cách dùng kích thích tố sinh sản đang được nông dân ứng dụng khá rộng rãi. Hiệu quả thu được từ nguồn giống này khá lớn: cứ 100% cá mẹ sinh sản, thu được 70 - 80% cá giống. Qua nghiên cứu cho thấy, yếu tố quyết định thành công là khâu chọn, nuôi vỗ cá bố mẹ và sử dụng kích thích tố đúng liều lượng.

Chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ

Nên chọn cá bố mẹ có trọng lượng trung bình 0,3 - 0,8kg trong tự nhiên rồi tiếp tục nuôi vỗ thành thục sinh dục cá trong điều kiện nuôi ở lồng đặt trong ao đất có kích thước 2 x 2,5 x 2m và mật độ thả nuôi là 10 con/m2. Trong thời gian nuôi vỗ, nguồn thức ăn được sử dụng là cá biển và cá tạp nước ngọt, với khẩu phần ăn dao động từ 1,5-2% trọng lượng cá/ngày (2 lần/ngày). Quá trình nuôi vỗ được định kỳ kiểm tra 30 ngày/lần, nhằm xác định độ chín muồi của tuyến sinh dục và sự phát triển về kích thước trứng.

Việc chọn cá bố mẹ thành thục để tham gia vào sinh sản nhân tạo là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất. Nếu chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài để xác định cá lóc có tuyến sinh dục thành thục tốt hoặc không tốt là rất khó. Vì vậy, khi cho cá đẻ, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết là cá đực phải có hình dáng thon, đầu nhỏ, lỗ sinh dục cách xa lỗ hậu môn và có màu hơi đỏ. Cá cái phải có bụng to, tròn đều, mềm vừa phải, dùng que thăm trứng thấy trứng có màu vàng tươi, kích thước trứng dao động từ 1,26 - 1,6mm, nhân có xu hướng chuyển cực.

Sử dụng kích thích tố sinh dục

Có thể sử dụng não thuỳ cá chép hoặc sử dụng hormon HHG. Hiệu quả sử dụng của 2 loại kích thích tố này tương đương nhau (100% cá sinh sản, tỉ lệ thụ tinh trên 92%, tỉ lệ nở trên 66%). Sự khác biệt giữa 2 loại này là ở giá cả thị trường và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.


Có thể bạn quan tâm

Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.

31/01/2012
Ép Cá Bông Giống Chóng Giàu Lên - Nghề Mới Trên Đất Cù Lao Đồng Tháp Mười Ép Cá Bông Giống Chóng Giàu Lên - Nghề Mới Trên Đất Cù Lao Đồng Tháp Mười

Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa càng sôi động, chính là động lực thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư mạnh, khiến diện tích các ao, hầm và mặt nước sông ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp tăng rất đang kể trong thời gian gần đây. Bên cạnh hai loại cá tra, ba sa, ở ĐBSCL còn có một loại cá có chất lượng thịt rất ngon được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và hy vọng có ngày được góp mặt với bè bạn năm châu, đó là cá bông. Để giảm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi và chất lượng thịt ngon đáp ứng yêu cầu thị trường, chọn con giống là khâu quan trọng đối với người nuôi.

31/01/2012
Ðặc Điểm Sinh Học Và Sinh Sản Cá Lóc Ðặc Điểm Sinh Học Và Sinh Sản Cá Lóc

Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

31/01/2012
Kỹ Thuật Nuôi Cá Quả (Cá Lóc) Kỹ Thuật Nuôi Cá Quả (Cá Lóc)

Cá quả thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.

03/01/2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm

Mùa vụ nuôi cá Lóc nuôi phụ thuộc vào việc sản xuất con giống. Nguồn cá giống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thông thường nguồn cá giống xuất hiện tập trung vào tháng 7 – 8. Do vậy, mùa vụ nuôi cũng tập trung vào những tháng này.

11/02/2011