Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 3
5. Bênh do ký sinh trùng Benedenia epinepheli:
Gây ra do ký sinh trùng Benedenia epinepheli ký sinh ở phần vây và da cá.
- Dấu hiệu bệnh cá: ký sinh trùng có kích thước nhỏ, màu sắc trong suốt nên khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Khi ký sinh trùng ký sinh tập trung với số lượng nhiều mới nhìn thất hiện tượng cá xuất hiện cá đốm loét nhỏ trên vây và da.
- Phòng bệnh: nuôi cá ở mật độ vừa phải, tăng cường thay nước, tăng cường vệ sinh ở đáy bể khi ương nuôi cá.
Bảo đảm điều kiện nuôi sạch, tránh ô nhiễm.
- Trị bệnh: tắm cho cá bằng nước ngọt, sau 24 giờ tắm lặp lại lần 2.
6. Bệnh do ký sinh trùng Endamoeba ở mang cá
Bệnh thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 3, khi nhiệt độ nước 13-140C, cá ở giai đoạn từ 5-14g/con.
Tỷ lệ chết hàng ngày khi cá nhiễm bệnh từ 0,05-0,2%.
- Dấu hiệu bệnh lý: cá bị nhiễm bệnh hoạt động chậm chạp, bắt mồi kém, mang và đầu cá biến màu đỏ.
Ký sinh trùng thường bám vào mang cá.
- Phòng bệnh: nuôi cá ở mật độ vừa phải, tăng cường thay nước, tăng cường vệ sinh ở đáy bể khi ương nuôi cá.
Bảo đảm điều kiện nuôi sạch, tránh ô nhiễm.
- Trị bệnh: tắm cho cá bằng nước ngọt, sau 24 giờ tắm lặp lại lần 2.
Có thể bạn quan tâm
Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Chi phí sản xuất
Cá bơn vỉ (Paralichthys olivaceus) là loài cá đáy, sống ở vùng biển xứ lạnh, là loài có giá trị kinh tế cao và là đối tượng nuôi quan trọng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 2