Nhận biết và phòng trị một số bệnh thường gặp khi ương nuôi cá bơn vỉ - Phần 1

Thân cá to, thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao.
Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức sinh sản mạnh.
1. Bệnh nấm
Bệnh thường phát sinh khi cá được 25 ngày tuổi, chiều dài cơ thể 9mm.
Cá nhiễm bệnh da bị phồng rộp lên dẫn đến các tế bào biểu bì của cá bị hoại tử.
- Dấu hiệu bệnh lý: cá xuất hiện các đốm trắng thường ở phía trước vây lưng, đó là các quần thể nấm có kích cỡ thường 1x100 µm, vi khuẩn nấm hình sợi.
- Phòng bệnh: Trước và trong quá trình ương nuôi, công trình nuôi, dụng cụ phải vệ sinh, nguồn nước ương nuôi cá phải sạch.
Đây là phương pháp tốt nhất để ngừa bệnh.
- Trị bệnh: phun hoá chất pronopol xuống bể ương nuôi với nồng độ 3-5 ppm.
2. Bệnh truyền nhiễm về đường ruột
Bệnh thường phát sinh ở cá được 30 ngày tuổi, giai đoạn cá chuyển xuống sống đáy.
Nuôi trong điều kiện nhiệt độ nước 18-200C thì tỷ lệ cá mắc bệnh giảm.
Khi cá nhiễm bệnh sẽ chết rất nhanh, thường 3-5 ngày cá có thể chết.
Tác nhân gây bệnh này là do vi khuẩn vibrio sp.
- Dấu hiệu bệnh lý: cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, bụng trướng to, đường tiêu hóa thức ăn không tiêu, cá hoạt động kém, bơi chậm chạp, màu sắc cá biến sang màu xám đen, ống tiêu hóa co rút và khi cá chết giải phẫu phát hiện ống tiêu hóa có rất nhiều khuẩn hình que.
- Biện pháp phòng bệnh: Nguồn gây bệnh thường do nguồn thức ăn là luân trùng và artemia.
Do đó, nuôi luân trùng và ương artemia nên sử dụng tiểu cầu tảo (Chorella sp), không nên nuôi trong điều kiện nhiệt độ quá cao và mật độ ương dày.
Môi trường nước ương phải sạch, không ô nhiễm.
Đây là cách phòng ngừa bệnh có hiệu quả.
- Trị bệnh: Trộn vào thức ăn cá thuốc kháng sinh oxytetracyline với nồng độ 1-2 g/1kg cá/ngày.
Cho ăn liên tục 3-5 ngày, kết hợp bổ sung B.complex và vitamin C.
Có thể bạn quan tâm

Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Sản xuất giống

Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Các khu nuôi công nghiệp

Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Chi phí sản xuất
Tin thuộc Cá bơn

Chiều 12/7, Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự và Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra Dự án nuôi cá mú, cá bơn công nghệ cao tại xã Thạch Trị (Thạch Hà) và xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên).

Cá Thơn Bơn chiên giòn là món ăn thông dụng thường xuất hiện trong bữa ăn của mọi gia đình. Cá Thơn Bơn chiên giòn ăn ngon, thơm, giòn hợp khẩu vị của nhiều người.

Cuối tháng 2, những mẻ cá mú giống sẽ được thả xuống ao, dự án nuôi cá mú, cá bơn sẽ đạt kỷ lục về tiến độ thực hiện với thời gian 5 tháng. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả kinh tế cao trên những vùng đất cát nghèo ven biển Hà Tĩnh…

Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện kiểm tra tình hình, kết quả triển khai thực hiện các dự án nuôi cá bơn, cá mú tại các huyện ven biển; Theo đó, đề nghị các doanh nghiệp khẩn trương hoàn thành các hạng mục của dự án để kịp thả cá giống đúng tiến độ.

Cá Thờn Bơn hấp mềm, ăn ngon mà được nhiều người ưa chuộng. Món ăn này chế biến khá đơn giản, các chị làm món ăn này cho cả gia đình mình nhé.

Chiều 6/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra và nghe báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện các dự án nuôi cá bơn, cá mú ở một số địa phương.

Cá Thờn Bơn chiên và salad là món ăn ngon, lạ miệng lại giàu chất dinh dưỡng. Sự kết hợp của cá và salad sẽ mang đến cho bạn món ăn hấp dẫn, mềm, giòn và không ngấy.