Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Các khu nuôi công nghiệp và Các khu quy hoạch
Các khu nuôi công nghiệp
Phần lớn các hoạt động nuôi thủy sản trên đất liền hiện nay đều đòi hỏi diện tích đất lớn.
Để giảm diện tích, người nuôi cần áp dụng các công nghệ mới như hệ thống ống dẫn nước nông.
Với hệ thống này, cá nuôi trong kênh với các ống dẫn nước phân loại ở các mức khác nhau (từ 3-6 mức).
Đây là công nghệ nuôi thủy sản siêu thâm canh, thích hợp để áp dụng tại các khu nuôi công nghiệp với sản lượng cao gấp 5-10 lần công nghệ nuôi thông thường.
Các khu nuôi công nghiệp là giải pháp mở rộng sản xuất thủy sản đầy triển vọng với tốc độ tăng trưởng nhanh, có thể triển khai ở nhiều khu vực duyên hải và vùng nội địa.
Quá trình phát triển ngành nuôi thủy sản từ các đơn vị quy mô nhỏ thành các khu công nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích, do có thể sử dụng cơ sở vật chất đã được xây dựng chắc chắn trên đất liền, từ đó giúp các quốc gia có chi phí sản xuất cao vẫn có thể cạnh tranh ở các mặt hàng thủy sản giá trị cao.
Sản xuất chi phí thấp được tạo ra thông qua các giải pháp tiết kiệm nguồn lực dựa trên công nghệ tiên tiến và các phương thức sản xuất tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc, an sinh động vật, môi trường và các tiêu chuẩn bền vững khác.
Các khu công nghiệp có sự phối hợp giữa các hoạt động sản xuất và dịch vụ quan trọng, có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn này dễ dàng hơn rất nhiều so với các cơ sở sản xuất đơn lẻ, tách rời.
Ví dụ, để sản xuất 10.000 tấn cá bơn bằng công nghệ thông thường sẽ cần hơn 300.000 m2 đất.
Đó là thách thức lớn.
Tuy nhiên, với công nghệ siêu thâm canh, diện tích xây dựng khu công nghiệp có thể giảm 80%, tức là có thể đạt sản lượng cá trên chỉ với 60.000 m2 đất xây dựng.
Nói cách khác, công nghệ mới này có thể giúp tăng năng suất nuôi cá từ 30 lên hơn 150 kg/m2.
Ngoài ra, công nghệ siêu thâm canh cũng được kì vọng là sẽ giúp cắt giảm sử dụng các yếu tố đầu vào như thức ăn, nước, ôxy, năng lượng và sức lao động.
Một yếu tố khác nữa là năng suất lao động.
Khi áp dụng công nghệ thông thường, năng suất đạt khoảng 20-50 tấn/năm.lao động.
Hệ thống ống dẫn nước nông được thiết kế nhằm mục đích nâng cao sản lượng lên 50- 200 tấn/năm.lao động, phụ thuộc vào quy mô trại nuôi.
Các khu quy hoạch
Tại Galicia, chính quyền đã thông qua kế hoạch xây dựng 25 khu nuôi thủy sản công nghiệp trên diện tích 300 ha với năng suất dự kiến hằng năm 22.500 tấn.
Đây có thể sẽ là mô hình mẫu cho ngành nuôi thủy sản ở châu Âu và tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong ngành sản xuất này.
Theo kế hoạch, các khu nuôi sẽ áp dụng công nghệ nuôi thủy sản thông thường, cũng có thể chuyển sang công nghệ siêu thâm canh nếu vẫn trong giai đoạn quy hoạch.
Sự chuyển giao công nghệ này có thể sẽ tạo ra tác động rất lớn với sự gia tăng sản lượng lên mức 200.000 tấn.
Hệ thống ống dẫn nước nông có những lợi ích sau:
• Diện tích đất tối thiểu: Với sinh khối tương đương, hệ thống này chỉ cần sử dụng 20% diện tích đất so với hệ thống thông thường.
• Bảo toàn nước: Hệ thống này dễ kết nối với các nguồn nước và hỗ trợ việc tái sử dụng hoặc tái lưu thông nước.
Hệ thống ống dẫn nước nông chỉ cần 30% lượng nước sử dụng trong công nghệ thông thường để duy trì sinh khối tương đương.
• Mật độ cao: Việc sử dụng thức ăn viên công nghiệp nổi và các tấm chắn có thể di chuyển trong hệ thống ống dẫn nước nông giúp duy trì mật độ nuôi thả cao.
So với công nghệ thông thường, sinh khối cá ở hệ thống này cao hơn khoảng 30%.
• Linh động chọn loài nuôi: Có thể sử dụng đối với các loài cá nổi và cá đáy-nổi.
• Hiệu quả sử dụng thức ăn: Sử dụng thức ăn viên công nghiệp nổi có thể làm giảm 10% hệ số thức ăn.
• Hiệu quả sản xuất: Hệ thống ống dẫn nước nông có thể thiết kế như các mô-đun “tòa tháp” để phù hợp với mức tăng sinh khối và giảm chi phí ban đầu.
• Sức lao động giảm: Với cùng năng suất, hệ thống ống dẫn nước nông chỉ cần 50-70% lượng lao động sử dụng trong hệ thống thông thường.
Có thể bạn quan tâm
Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Sản lượng nuôi cá bơn của EU
Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Giá trị ngành nuôi cá bơn của EU
Cá bơn - Công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ - Sản xuất giống