Nhận Biết Tôm Bị Bệnh Qua Quan Sát
Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.
Xin giới thiệu với người nuôi tôm một số điểm quan sát cần thiết khi theo dõi tôm nuôi.
1. Màu sắc của cơ thể con tôm:
- Các phụ bộ và thân hơi đỏ: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, bị “sốc” môi trường, bị nhiễm khuẩn nên rối loạn sắc tố.- Đốm trắng trên vỏ đầu ngực: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, nhiễm vibrio sp, hoặc môi trường nước ao có pH cao, giàu can-xi.
- Tôm màu xanh da trời: Có thể do dinh dưỡng kém, rối loạn đường huyết hoặc thiếu asthaxanthin.
2. Màu sắc của mang tôm:
Mang có màu nâu (đen) có thể do nhiễm vibrio harveyi, do hàm lượng ô-xy trong nước thấp, do cơ chế tạo melanin của tôm, có thể do thiếu nghiêm trọng vitamin C, hoặc nhiễm khuẩn dạng sợi. Mang màu xanh có thể do mật độ quá dày của tảo lục hay tảo lam.
3. Phụ bộ:
Có thể bị bẩn do ký sinh trùng và nấm bám. Có thể bị đứt (mòn) râu, chân và đuôi do nhiễm khuẩn, do mật độ tôm thả dày, do rối loạn tuyến tạo vỏ.
4. Vỏ tôm:
Có thể bị cùn chủy, vỏ gồ ghề, đuôi dợn cong… do độc tố của tảo. Có thể có đốm đen do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Có thể bị nhớt do ký sinh trùng bám. Có thể bị sẫm màu do thiếu vitamin C.
5. Cơ tôm:
Tôm ăn ít hoặc không ăn kéo dài làm thịt, cơ co lại làm rỗng vỏ. Ngoài ra, tôm có thể bị bệnh hoại cơ do nhiều tác nhân.
6. Tốc độ tăng trưởng và sự phân đàn của tôm:
Tôm có thể chậm lớn, tôm phân đàn do nhiễm MBV (bệnh còi).
7. Mức độ lột xác:
Tôm khó lột xác, lột xác một nửa (tôm sẽ chết) do suy dinh dưỡng hoặc do môi trường quá nghèo dinh dưỡng. Tôm chậm lột xác do hàm lượng ô-xy thấp. Sau khi lột xác tôm bị biến dạng (mềm vỏ) do sốc môi trường, do thiếu CaCO3 trong môi trường nước, do dinh dưỡng.
8. Quan sát đường ruột:
Ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn là tôm khoẻ. Nếu ruột tôm rỗng từng đoạn hay toàn bộ là tôm mắc bệnh ăn ít hoặc không ăn.
9. Quan sát màu phân tôm:
Phân tôm có màu xanh đen, xám đen, hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn là bình thường. Phân màu trắng có thể do nhiễm khuẩn, phân màu đỏ cũng có thể do nhiễm khuẩn nhưng đôi khi chỉ đơn giản là một loại thức ăn nào đó.
Có thể bạn quan tâm
J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.
Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.
Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.