Nhà vườn khóc ròng vì đu đủ chẳng ai mua
Tại huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thị trấn Mái Dầm (Hậu Giang) và huyện Kế Sách, Ngã Năm (Sóc Trăng), hàng ngàn héc-ta đu đủ chín vàng nhưng hiếm khi thấy thương lái nào đến hỏi mua, buộc lòng nhà vườn đem đi bán đổ bán tháo với giá từ 500-1.000 đồng/kg.
Ông Trần Văn Thái, một nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang), nói như khóc: “Sau Tết Nguyên đán vừa rồi, đu đủ có lúc nằm ở mức giá từ 5.000-7.000 đồng/kg khiến nhà vườn mừng ra mặt. Thế nhưng, chỉ thời gian ngắn sau thì đu đủ bắt đầu dội chợ, nhà vườn phải năn nỉ thì thương lái mới thu mua với giá 500 đồng/kg. Biết là lỗ nặng nhưng vẫn bán để khỏi cảnh trắng tay”.
Trong khi đó, do giá đu đủ đang ở mức không thể rẻ hơn nữa nên nhiều nhà vườn ở Kế Sách chẳng màng thu hoạch, dẫn đến tình trạng hàng loạt vườn đu đủ bị bỏ hoang. “Với giá rẻ mạt như hiện tại, nhà vườn chúng tôi đem đu đủ chín cho gia cầm, gia súc và cá ăn còn có lợi hơn bán cho thương lái”- ông Lý Khương, một nhà vườn ở Kế Sách, nói trong chua chát.
Chị Lê Thị Hồng, một tiểu thương thu mua trái cây ở thị trấn Mái Dầm, cho rằng sở dĩ đu đủ rớt giá thê thảm ngay trong mùa nắng nóng là vì diện tích gieo trồng trong dân tăng quá nhiều. Hơn nữa, gần đây người tiêu dùng cảm thấy bất an trước việc hàng loạt trái cây bị ngâm, thoa hóa chất để có màu sắc đẹp, bảo quản được lâu nên đu đủ cũng bị… vạ lây, dẫn đến khó tiêu thụ. “Thương lái chúng tôi cũng phải mang ra chợ bán với giá từ 2.000-3.000 đồng/trái (loại trên dưới 1kg/trái) mới mong huề vốn”- chị Hồng cho biết.
Theo các chuyên gia y tế, đu đủ là loại trái cây được nhiều người ưa thích do có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh và làm đẹp. Vitamin C và A có trong đu đủ sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là phòng chống các bệnh như: cảm, cúm, viêm tai...
Một trong những hợp chất hàng đầu của đu đủ là papain, đây là loại enzyme có lợi cho hệ thống tiêu hóa của con người, hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, ăn đu đủ còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớm dạng thấp, tăng cường chức năng phổi, chống táo bón… Đu đủ còn là loại trái làm mặt nạ để giúp chị em phụ nữ có làn da đẹp hơn.
Có thể bạn quan tâm
Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.
Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.
Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương
Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.