Nhà Nuôi Yến Mới Phải Trong Quy Hoạch

UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, Chi cục Thú y lấy mẫu định kỳ 6 tháng/lần để giám sát chặt tình hình dịch tễ các nhà nuôi yến trên địa bàn và lấy mẫu kiểm tra đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cúm gia cầm xảy ra. Ngoài ra, TP yêu cầu các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh các nhà nuôi yến ngoài khu vực quy hoạch.
Các địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng gia tăng lượng nhà nuôi yến không khai báo, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, môi trường, phòng chống dịch bệnh; xử lý triệt để các trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, cơi nới nhà ở thành nhà nuôi yến không khai báo; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác định vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến đảm bảo phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng phát triển của địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành theo quy định.
Hiện có khoảng 300 nhà nuôi và dẫn dụ yến ở TPHCM, tập trung tại Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, 2, 3, 7, 9, 12, Thủ Đức… nhưng chỉ có 10 nhà nuôi ở Cần Giờ được cấp phép nuôi thí điểm. Trong đó, huyện Cần Giờ là địa phương phát triển mạnh với khoảng 200 nhà nuôi và dẫn dụ yến, cả về quy mô và sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hữu Vinh đã nhân giống, mở rộng được quy mô đàn lên hàng nghìn con gà sao kết hợp nuôi vịt trời, chim trĩ, heo rừng…, lãi 250 - 300 triệu đồng/năm.

Vườn cam canh 50 ha của ông Lâm Thành Thương (Bình Dương) có thể cho trái đến 60 năm.

Anh Lê Thanh Tùng đã phát triển được mô hình nuôi cà cuống, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Cứ 2 ngày lại hái quả 1 lần, với giá bán tại ruộng là 25.000 đồng/kg, giá bán lẻ 30.000 đồng/kg; trừ chi phí lãi trên 200 triệu đồng/ha.

Thời điểm này, các hộ dân ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) bước vào thu hoạch ngao chính vụ. Bình quân mỗi hộ nuôi đều thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng/năm.