Nhà Nông Kiệt Sức, Hoa Màu Héo Khô
Thời điểm này ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ vụ mùa lúa xuân. Tuy nhiên, thời tiết quá nắng gắt, nhiệt độ cao khiến bà con nông dân kiệt sức.
Trên địa bàn Hà Tĩnh, nông dân đã thu hoạch được 10.000ha lúa xuân trên tổng diện tích 55.000ha. Đây cũng là thời điểm thu hoạch rộ của bà con nông dân để kịp làm đất xuống giống vụ hè thu. Tuy nhiên, gần một tháng qua thời tiết quá nắng gắt kéo dài khiến bà con nông dân kiệt sức, tiến độ thu hoạch lúa bị chậm lại.
Theo ghi nhận của phóng viên tại Hà Tĩnh, trong hơn 1 tuần qua ngày nào nhiệt độ cũng ở ngưỡng từ 38 - 40 độ C. Tại huyện Hương Khê - địa phương được gọi là chảo lửa của dải đất miền Trung này, nông dân oằn mình đối phó với nắng gắt. Bà Nguyễn Thị Tình ở xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê cho biết:
Mặc dù trời quá nắng nóng nhưng chúng tôi cũng phải ra đồng để thu hoạch lúa xuân cho kịp lịch thời vụ. Ở đây nếu thu hoạch chậm vụ xuân kéo theo vụ hè thu bị chậm sẽ gặp lũ. Để đối phó với cái nắng luôn nằm ngưỡng 40 độ C, chúng tôi phải dậy khoảng 3 giờ sáng thắp đèn ra đồng gặt lúa, chứ khoảng 9 giờ sáng là nắng làm lả người rồi.
Theo ông Lê Tiến Đài- Phó Phòng NNPTNT huyện Hương Khê, vụ xuân năm nay, huyện gieo cấy 3.200ha lúa, đến thời điểm này diện tích lúa đang trong giai đoạn thu hoạch rộ nhưng do thời tiết quá nắng gắt gây trở ngại cho bà con nông dân trong quá trình thu hoạch. Nếu thời tiết nắng nóng như thế này còn kéo dài, thì khoảng 2.400ha lạc và 100ha ngô sẽ bị ảnh hưởng.
Tại Nghệ An, mấy ngày qua nhiệt độ trung bình vào giờ cao điểm ở mức 38 -39 độ C, thậm chí nhiều nơi có thể lên tới 40 - 41 độ C như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Anh Sơn… Theo ghi nhận của phóng viên, tại các vùng nông thôn, người nông dân cũng đang oằn mình chống chọi với thời tiết khắc nghiệt này. Mặc dù đang mùa thu hoạch lúa nhưng người dân ra đồng cũng rải rác, lưa thưa...
Bà Nguyễn Thị Hương ở huyện Yên Thành, người gầy ốm tong teo, than thở: “Nắng thế này thì chết mất. Lúa đã chín hết nhưng gặt không kịp, sáng mở mắt là nắng chói chang, chiều 3-4 giờ rồi mà vẫn nắng gắt, oi bức, không tài nào mà chịu được. Nhiều gia đình đã chọn cách dậy lúc 3-4 giờ sáng thắp đèn đi gặt. Nhiều người phải đi cấp cứu vì say nắng, kiệt sức”.
Còn theo ông Lê Thế Nhung- Phó phòng Nông nghiệp huyện Đô Lương (Nghệ An): “Nắng nóng kéo dài đã gây khó khăn cho bà con nông dân, đặc biệt tại xã Đặng Sơn đã có 58ha ngô bị khô héo và hơn 7ha lạc bị chết rải rác vì thiếu nước. Theo dự báo thời tiết trong những ngày tới thời tiết tiếp tục nắng nóng, gây ảnh hưởng lớn đến cây trồng vụ xuân.
Không chỉ cây trồng mà tới đây trời không mưa thì hàng trăm hộ dân ở xã Hiến Sơn, Đại Sơn và Mỹ Sơn sẽ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng”. Nắng nóng tại Nghệ An cũng khiến một số cánh rừng bị cháy, trong đó tại các huyện Đô Lương, Yên Thành đã thiệt hại gần 10ha.
Có thể bạn quan tâm
Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.
Theo kế hoạch, ngày 31-10 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa năm 2014 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của Chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh và Sở Công thương các tỉnh, thành. Theo dự kiến sẽ có 27 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết quý 3, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,276 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước và cần phải có một bước đột phá lớn để có thể cung ứng đủ lượng sữa ra thị trường. Nhưng hiện tại, một số nông hộ chăn nuôi bò sữa tại TP.Hồ Chí Minh đang gặp khó trăm bề.
Để khai thác hiệu quả diện tích đất sản xuất, nâng cao thu nhập, tái tạo môi trường sinh thái thích hợp cho cây cà phê, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã chọn giải pháp trồng xen các loại cây ăn quả, cây rừng vào vườn cà phê. Cách làm này thực sự đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con nông dân.