Nhà Khoa Học Giúp Nông Dân Kỹ Thuật Nuôi Trồng
Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).
Nhà báo Nguyễn Thu Tuyết, đại diện đơn vị tổ chức, lý giải việc chọn 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn vì đây là 2 xã có tỷ lệ người nghèo còn khá cao. Kinh tế chính của các hộ dân là nuôi tôm, nuôi ốc và làm muối... nhưng việc nuôi trồng mang tính nhỏ lẻ và chưa cho năng suất cao do người dân chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản.
Chương trình với hình thức hỏi đáp trực tiếp, các chuyên gia trao đổi, hỗ trợ nông dân các kinh nghiệm, kiến thức về giống cây trồng, vật nuôi, quy trình chăm sóc, phòng và chữa bệnh, kinh nghiệm tiếp thị, xây dựng thương hiệu nông sản...
Có thể bạn quan tâm
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.
Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.
Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.
Tỉnh Đắk Lắk là địa phương trọng điểm càphê của cả nước nhưng hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu sân phơi nghiêm trọng, không những gây thất thoát sau thu hoạch mà còn góp phần làm giảm chất lượng càphê xuất khẩu.
Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.