Nguyên Nhân Ngành Cá Tra Gặp Khó
Nguyên nhân chính là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất khẩu có nhà máy chế biến với các nhà xuất khẩu không có nhà máy chế biến.
Lợi dụng thông lệ mua cá nguyên liệu của nông dân nợ 30 ngày mới trả tiền, một số nhà xuất khẩu cá tra (nói một số nhưng rất nhiều) không có vốn, không có nhà máy hoạt động bằng cách chiếm dụng vốn người nuôi.
Mục đích mua cá của họ là để chiếm dụng vốn nên cố lấy đơn hàng của khách hàng nước ngoài, bán dưới giá thành sản xuất của người nông dân cũng bán. Có đơn hàng trong tay, mua cá nguyên liệu hơi cao hơn thị trường chừng vài trăm đồng, bắt cá nông dân đem thuê nhà máy gia công xuất khẩu. Xuất khẩu xong tiền trả nhỏ giọt cho nông dân cả năm mới xong, có khi không trả.
Với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu “nhiều không” như trên, các nhà xuất khẩu có nhà máy chế biến không chịu nổi vì phải bỏ vốn xây dựng nhà máy, phải trả lương bộ máy hàng ngày nên giá thành trong sản xuất lúc nào cũng cao hơn. Chi phí sản xuất và vốn vay ngân hàng xây dựng nhà máy khiến giá thành sản phẩm cao nhưng phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu không có nhà máy, nên phải bán lỗ. Việc này xảy ra từ đầu năm 2012 đến nay, đã hơn 2 năm.
Việc này, tôi thiết nghĩ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phải biết. Nếu ngăn chặn từ đầu thì các nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra sẽ không đến nỗi khó khăn như hiện nay. Nhưng thực tế đã xảy ra và đang xảy ra, thậm chí xảy ra quá lâu.
Quan điểm tôi kính đề nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương có sự kiểm soát đặc biệt gắt gao đối với các nhà xuất khẩu cá tra không có nhà máy chế biến về giá xuất khẩu. Để giải quyết giảm bớt tình trạng các nhà xuất khẩu không có nhà máy chế biến có thể thao túng thị trường thì việc quy định giá sàn mua nguyên liệu trong Nghị định 36/CP, ban hành ngày 29/4/2014, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014 cần được thực thi sớm.
Có thể bạn quan tâm
Gia Lai có 77.500 ha cà phê, trong số diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo và tái canh chiếm khoảng 36%, phần lớn của dân. Trên thực tế thời gian qua, chương trình tái canh gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn và kỹ thuật.
Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...
Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.
Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, năm 21 tuổi, anh Nguyễn Văn Minh (thường gọi là Đức, SN 1949) lên Đăk Lăk tìm cơ hội mới và lập nghiệp tại khối 5, phường Tân Hòa, TP. Buôn Ma Thuột. Lúc đầu với hai bàn tay trắng, giờ đây ông Minh đã trở thành một "cao thủ" nuôi heo rừng có tiếng, thu nhập lên tới trên 500 triệu đồng/năm.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).