Hướng Đến Phát Triển Cây Hồ Tiêu Bền Vững

Hiện nay, hồ tiêu là loại cây trồng có nhiều ưu thế được nông dân trong tỉnh lựa chọn. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 11.466 ha tiêu (tăng 4.482 ha so với năm 2005); sản lượng khoảng 15.238 tấn, chiếm khoảng 5,35% tổng sản lượng cây công nghiệp của toàn tỉnh.
Tuy nhiên, loại cây trồng này cũng không thuộc loại "dễ tính”, thường bị dịch bệnh gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống người trồng tiêu. Do vậy, trong thời gian qua, các cấp, ngành chuyên môn, nông dân trên địa bàn tỉnh không ngừng tìm giải pháp để phát triển cây tiêu theo hướng bền vững.
Theo ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT thì hiện nay, tỉnh đã triển khai một số chủ trương, chính sách về phát triển cây hồ tiêu, đồng thời xác định cây trồng này là cây tạo hàng hóa xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu của tỉnh.
Theo đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích người dân phát triển cây hồ tiêu ở các quy mô vườn gia đình, trang trại, nông, lâm kết hợp… Đồng thời, việc hướng dẫn nông dân trồng tiêu trên trụ bằng cây sống hay xây trụ bê tông, gạch để làm trụ tiêu, hạn chế khai thác cây rừng cũng được các địa phương, cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức triển khai.
Bên cạnh đó, thông qua các đề tài khoa học, mô hình khảo nghiệm, các cơ quan, đơn vị chuyên môn tỉnh cũng đã tuyển chọn một số chuẩn loại giống năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng bệnh, phù hợp với điều kiện sinh thái, giống đã được công nhận thay thế vườn tiêu không đảm bảo yêu cầu ở một số vùng trên địa bàn tỉnh.
Qua đó, các hộ nông dân trong tỉnh đã sử dụng một số giống có nhiều ưu thế như giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Lộc Ninh, tiêu Ấn Độ, tiêu Phú Quốc…Nhưng trong thực tế, cơ cấu giống tiêu của tỉnh vẫn chiếm đa số là giống tiêu Vĩnh Linh.
Theo nhận định của ngành Nông nghiệp thì bên cạnh những ưu điểm từ các giống tiêu đang được trồng ở địa phương thì nhược điểm lớn là khả năng kháng bệnh chết nhanh, chết chậm kém. Phần lớn các giống tiêu do người dân tự để giống, tự ươm và sử dụng, còn các giống được bán ngoài thị trường đều không thực hiện đúng pháp lệnh giống cây trồng như không có nguồn gốc, không có vườn đầu dòng…
Trước thực tế đó, để hạn chế tình trạng dịch bệnh đang diễn ra tại các vườn tiêu, việc ứng dụng các biện pháp trồng xen canh, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, tưới nước nhỏ giọt… ngày càng được người dân quan tâm, ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị chuyên môn như Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Sở Khoa học - Công nghệ, ngành khuyến nông các huyện… đã phối hợp xây dựng nhiều mô hình trình diễn về giải pháp trồng và chăm sóc hồ tiêu.
Với các giải pháp như sử dụng nấm trichodesma để quản lý tuyến trùng hại rễ, nấm ba màu phòng trừ rệt sáp hại rễ, trồng cây lạc dại để cải thiện dinh dưỡng và chống xói mòn đất cũng như xây dựng chuỗi phát triển hồ tiêu… bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định.
Với nỗ lực trong việc canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật, cây hồ tiêu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Theo hoạch toán, với năng suất bình quân 2,1 tấn/ha, giá thành dao đồng từ 110.000 – 180.000 đồng/kg, nông dân có mức thu nhập bình quân từ 115 – 300 triệu đồng/ha.
Một điều đáng chú ý là qua phân tích của ngành chuyên môn, bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội trong tương lai thì hiện nay, ngành sản xuất hồ tiêu vẫn còn thiếu tính bền vững, bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại như sản phẩm chủ yếu chế biến thô, phụ thuộc thương lái, sản xuất tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm của cây tiêu, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế…
Do đó, tỉnh đã và đang xúc tiến xây dựng và thực hiện Đề án phát triển bền vững cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2016 và định hướng đến năm 2020. Qua đó, tỉnh sẽ liên kết với các viện, trường đại học xây dựng các cơ sở sản xuất giống uy tín, tuyển chọn giống năng suất cao, có khả năng kháng bệnh để chuyển đổi dần những vườn tiêu không bảo đảm yêu cầu…
Đồng thời, việc đẩy mạnh chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến hồ tiêu, thu hút doanh nghiệp, triển khai công tác khuyến nông, khuyến khích người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap… cũng sẽ được các cấp, ngành, địa phương chú trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm

Mồng tơi có thể trồng quanh năm, tốt nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Cây có thể sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3.000m trong vùng ôn đới. Nhưng trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ, mồng tơi sẽ không ra hoa.

Việc chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh của cơ quan chức năng chuyên môn là rất quan trọng. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; khi nhận thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương …

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2012-2014, để khuyến khích và hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển sản xuất nông nghiệp, địa phương đã thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho 37 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, với tổng số tiền là hơn 2,5 tỷ đồng.

Cỏ Ghile (còn gọi là cỏ ngọt) được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng nhập giống từ Trường Đại học Nông - Lâm nghiệp Thái Nguyên từ cuối năm 2013, triển khai trồng mô hình tại xã Ngối Cáy. Giống cỏ này được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, dê, thỏ và cá, có những ưu điểm vượt trội so với cỏ voi và cỏ VA06 khi hệ số sử dụng đạt 100% bởi thân mềm, có vị ngọt mát.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, vụ đông năm nay toàn tỉnh có kế hoạch xây dựng 28 cánh đồng mẫu tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh, tăng 15 cánh đồng so với vụ ĐX 2013-2014.