Nguy Cơ Thiếu Lương Thực Ở Một Số Vùng Đông Nam Á
Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO) vừa cảnh báo các cộng đồng dân cư tại Đông Nam Á có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, sau khi lũ lụt tàn phá đồng lúa và các loại cây trồng khác kể từ đầu tháng 9/2011, cộng thêm hoạt động cứu trợ bị gián đoạn.
Trong báo cáo vừa công bố, FAO cho biết mưa lũ đã làm hư hại 12,5% diện tích trồng lúa tại Thái Lan, 6% ở Philíppin, 12% ở Campuchia, 7,5% ở Lào và 0,4% tại Việt Nam. Nhà phân tích Lynette Tan thuộc công ty Phillip Futures Pte nhận định mùa màng thất bát có thể sẽ góp phần làm cho giá thóc gạo tại thị trường giao dịch kỳ hạn ở Chicago (Mỹ) giữ ở mức cao và làm tăng chi phí mua bán lương thực.
Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến lãnh đạo các nước châu Á, nhất là những nước sử dụng thóc gạo là lương thực chính yếu, gặp thêm nhiều khó khăn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, sẽ chiếm 31% thị trường buôn bán gạo trong năm nay. Theo Tổng thư ký Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan, Apichart Jongskul, sản lượng thóc của nước này có thể giảm 6 triệu tấn do trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua ở nước này. Còn tại Philíppin, bão gió cũng đã làm hư hại gần 600.000 tấn gạo, tương đương với nhu cầu tiêu thụ trong khoảng 17-20 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 3 năm xử lý dịch bệnh chổi rồng, gần 100 gốc nhãn tiêu da bò của ông Nguyễn Văn Tám ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) tưởng chừng như phải đốn bỏ thì nay đã ra hoa và cho trái. Theo ông Tám, khi thấy cây ra cơi đọt mà không bị chổi rồng, nên ông đã bón phân và xử thuốc, không ngờ các cơi đọt đều ra hoa và đậu trái hơn 60%.
Những năm gần đây, với việc triển khai nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp, thì việc đầu tư tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn và bán công nghiệp của huyện Bác Ái đã có những chuyển biến tích cực.
Những ngày trung tuần tháng tư năm nay, nắng như đổ lửa trên cánh đồng thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái. Tranh thủ những đợt xả nước cuối cùng của hồ Phước Nhơn, anh Tain Hải khẩn trương bơm nước chống hạn, cứu bắp lai. Ruộng bắp rộng một hecta của gia đình anh bước vào giai đoạn “cứng hạt” chuẩn bị thu hoạch.
Hiện nay tại địa bàn xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), các loại nấm bệnh trên cây mía đang bùng phát mạnh và có mức độ lây lan nhanh, khiến nông dân vô cùng lo lắng. Niên vụ mía 2013 - 2014, xã Sông Cầu có 395ha mía. Vì thế, việc xử lý các loại dịch bệnh là một yêu cầu bức thiết.
Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp