Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Mất Cân Bằng Hệ Sinh Thái Nước Ngọt Từ Cá Lau Kiếng

Nguy Cơ Mất Cân Bằng Hệ Sinh Thái Nước Ngọt Từ Cá Lau Kiếng
Ngày đăng: 05/04/2014

Cá lau kiếng hay còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ HongKong và Singapore theo dạng cá cảnh.

Thức ăn chính là các loài rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy, đây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác, sinh sản nhanh khi phát tán ra ngoài thủy vực tự nhiên.

Cá có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và sức sống rất cao. Chúng xuất hiện tràn lan ra ao hồ sông suối do những người bán và nuôi cá cảnh phát tán bởi không cảnh giác đối với những bất cập của loài cá lạ này.

Cá lau kiếng rất dễ thích nghi với môi trường sông nước. Ở môi trường mới, một số loài cá lau kiếng có thể đạt đến kích thước 70cm trong khi ở nguyên quán kích cỡ lớn nhất của chúng chỉ khoảng 30cm.

Không chỉ ăn rong tảo và mùn bã, cá mẹ lẫn cá con đều có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển. Nếu các loài cá khác có khả năng thích nghi kém sẽ chết. Loài cá này còn ăn cả trứng của các loài cá khác, làm suy giảm số lượng, thậm chí làm biến mất một loài cá nào đó.

Nguy hiểm hơn, chúng lấn át sinh vật bản địa, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái. Sau thời gian phát tán ra tự nhiên, cá lau kiếng đang trở thành loài có nguy cơ xâm hại các loài cá khác ở cùng một môi trường sống. Đây là loài cá không mang lại giá trị kinh tế, đang có chiều hướng tăng nhanh trên các sông rạch, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo các thông tin từ báo chí, hiện nay loài cá này đã có mặt trên khắp các ao, đìa, kênh rạch ở các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang,… Nhiều địa phương cũng đã có các văn bản hành chính chỉ đạo việc giám sát tình hình việc cá lau kiếng phát tán ra môi trường nước tự nhiên để có các biện pháp ngăn chặn.

Trên địa bàn huyện Ba Tri, loài cá này cũng đã xuất hiện khá rộng rãi ở các sông ngòi, kênh rạch, ao đìa dù mật độ chưa đến mức quá cao. Đáng lưu ý là kể từ lúc cá lau kiếng xuất hiện, cũng là lúc lượng cá đồng ngày càng giảm đi. Nhiều người dân vốn trước đây sinh sống hoặc tăng thu nhập bằng nghề chài lưới trên kênh thì nay gặp rất nhiều khó khăn vì khi thả lưới mắc cá lau kiếng, làm rách chài, lưới, gây thất thu cho người dân và tốn kém chi phí để mua lưới mới.

Để hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của cá lau kiếng ra môi trường, bảo vệ cân bằng hệ sinh thái nước ngọt tại địa phương, chúng ta cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của cá lau kiếng, không nên phóng thích loài này ra môi trường nước tự nhiên; khảo sát nắm tình hình việc cá lau kiếng đã phát tán ra môi trường tự nhiên để có biện pháp quản lý; tuyên truyền, kêu gọi người dân đánh bắt, tiêu diệt từ cá con đến cá trưởng thành; tát cạn ao nuôi, dùng vôi bột để làm sạch ao nhằm tiêu diệt trứng và cá con; thịt cá lau kiếng cũng có thể chế biến để làm thức ăn cho người, gia súc, gia cầm.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Hiểm Thủy Sản Bồi Thường Gấp 230 Lần Mức Phí Bảo Hiểm Thủy Sản Bồi Thường Gấp 230 Lần Mức Phí

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

17/11/2014
Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý “Cao Phong” Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong Hòa Bình Đón Nhận Chỉ Dẫn Địa Lý “Cao Phong” Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

17/11/2014
Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam Nhật Bản Muốn Chuyển Giao Công Nghệ Nông Nghiệp Cho Việt Nam

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.

17/11/2014
Mốt Chơi Nấm Linh Chi Bonsai Giá Bạc Triệu Ở Hà Nội Mốt Chơi Nấm Linh Chi Bonsai Giá Bạc Triệu Ở Hà Nội

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.

17/11/2014
Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Thu Hoạch Tăng Sản Lượng Tôm Ở Kiên Giang Thu Hoạch Tăng

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang trong tháng 10 ước đạt 53,9 ngàn tấn, giảm 10,96% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 538 ngàn tấn, đạt 87,82% kế hoạch, tăng 11,67% so với cùng kỳ.

17/11/2014