Nguy Cơ Khan Hiếm Ca Cao Đến Năm 2020

Các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua.
Báo cáo của Tổ chức Ca cao quốc tế (ICO) cho thấy, nhu cầu chocolate ngày càng tăng ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, đang chất thêm áp lực cho cuộc khủng hoảng thiếu ca cao trên toàn cầu, đồng thời có nguy cơ đẩy giá chocolate tăng cao trong những năm tới.
Theo báo cáo, các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua, trong khi sản lượng hạt ca cao trong năm 2014 được dự báo giảm 150.000 tấn. Nếu không có biện pháp hỗ trợ cộng đồng trồng ca cao thì đến năm 2020, nguồn cung mặt hàng này sẽ mất tính bền vững.
Nhu cầu chocolate ngày càng tăng đã đẩy giá ca cao tháng 3 vừa qua lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi qua với 1.896 bảng Anh/tấn tại London (Anh) và 3.031 USD/tấn tại New York (Mỹ). Trong khi đó, thị trường chocolate châu Á được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, do nhu cầu ngày càng lớn ở Trung Quốc.
Tại Anh, đầu tư vào chế biến ca cao tăng nhanh, buộc Chính phủ phải cân nhắc hoãn đánh thuế NK hạt ca cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này trong nước. Hiện nay, hầu hết các trang trại ca cao trên thế giới tập trung dọc bờ biển miền Tây châu Phi, nơi nhiều nông dân sống dưới mức nghèo đói. Chưa kể, phần đông người trồng ca cao đã lớn tuổi và thế hệ con em họ không muốn gắn bó với nghề này do thu nhập thấp.
Vì vậy, giới chuyên gia trong ngành ca cao kêu gọi tăng cường biện pháp hỗ trợ người trồng ca cao để tăng sản lượng hoặc các nhà sản xuất giảm lượng ca cao sử dụng trong trong các sản phẩm của mình. Tập đoàn đa quốc gia sản xuất bánh kẹo, thực phẩm và đồ uống Mondelez International đã cam kết đầu tư hơn 400 triệu USD giúp làm dịu cuộc khủng hoảng trên thị trường ca cao.
Trong vòng 10 năm tới, Mondelez International dự định đầu tư hàng triệu USD vào Ghana, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Ấn Độ và Dominica giúp cải thiện cuộc sống và điều kiện sản xuất của người trồng ca cao. ICO cũng đang triển khai nhiều kế hoạch để tăng sản lượng ca cao ở Indonesia.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.

Khó khăn lớn nhất hiện nay mà các địa phương gặp phải trong việc sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm là nguồn vốn còn hạn chế để đầu tư các công trình thuỷ lợi khép kín. Bên cạnh đó, thời tiết cũng được xem là yếu tố quan trọng, quyết định thành bại vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Sau thời gian tạm lắng kể từ vụ khoai lang năm 2012, hiện nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân (Vĩnh Long) lại điêu đứng nạn sâu “lạ” đục củ tấn công trở lại, làm giảm năng suất và giá cả.