Nguy Cơ Khan Hiếm Ca Cao Đến Năm 2020
Các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua.
Báo cáo của Tổ chức Ca cao quốc tế (ICO) cho thấy, nhu cầu chocolate ngày càng tăng ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, đang chất thêm áp lực cho cuộc khủng hoảng thiếu ca cao trên toàn cầu, đồng thời có nguy cơ đẩy giá chocolate tăng cao trong những năm tới.
Theo báo cáo, các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua, trong khi sản lượng hạt ca cao trong năm 2014 được dự báo giảm 150.000 tấn. Nếu không có biện pháp hỗ trợ cộng đồng trồng ca cao thì đến năm 2020, nguồn cung mặt hàng này sẽ mất tính bền vững.
Nhu cầu chocolate ngày càng tăng đã đẩy giá ca cao tháng 3 vừa qua lên mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi qua với 1.896 bảng Anh/tấn tại London (Anh) và 3.031 USD/tấn tại New York (Mỹ). Trong khi đó, thị trường chocolate châu Á được dự báo sẽ tiếp tục phát triển, do nhu cầu ngày càng lớn ở Trung Quốc.
Tại Anh, đầu tư vào chế biến ca cao tăng nhanh, buộc Chính phủ phải cân nhắc hoãn đánh thuế NK hạt ca cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này trong nước. Hiện nay, hầu hết các trang trại ca cao trên thế giới tập trung dọc bờ biển miền Tây châu Phi, nơi nhiều nông dân sống dưới mức nghèo đói. Chưa kể, phần đông người trồng ca cao đã lớn tuổi và thế hệ con em họ không muốn gắn bó với nghề này do thu nhập thấp.
Vì vậy, giới chuyên gia trong ngành ca cao kêu gọi tăng cường biện pháp hỗ trợ người trồng ca cao để tăng sản lượng hoặc các nhà sản xuất giảm lượng ca cao sử dụng trong trong các sản phẩm của mình. Tập đoàn đa quốc gia sản xuất bánh kẹo, thực phẩm và đồ uống Mondelez International đã cam kết đầu tư hơn 400 triệu USD giúp làm dịu cuộc khủng hoảng trên thị trường ca cao.
Trong vòng 10 năm tới, Mondelez International dự định đầu tư hàng triệu USD vào Ghana, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Ấn Độ và Dominica giúp cải thiện cuộc sống và điều kiện sản xuất của người trồng ca cao. ICO cũng đang triển khai nhiều kế hoạch để tăng sản lượng ca cao ở Indonesia.
Related news
Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.
Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.
Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.
Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.