Nguy Cơ Bùng Phát Dịch Cúm Gia Cầm Sau Tết Nguyên Đán

Sáng 3/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), một số chợ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) hoạt động mua bán gà sống với tên gọi là “gà thả vườn” có số lượng hàng trăm con diễn ra khá nhộn nhịp.
Tại các chợ đều phục vụ làm thịt gà tại chỗ với giá 15.000 đồng/con, các quầy bán và làm thịt gà đều nằm gần các điểm bán thức ăn sẵn, càng làm tăng nguy cơ lây lan vi rút cúm gia cầm.
Ghé một quầy bán gà và vịt ở ngay lối vào chợ Long Xuyên ở trên đường Nguyễn Huệ thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, chị bán hàng xởi lởi mời khách mua: “Gà thả vườn ngon lắm em ơi, 110.000 đ/một ký em mua chị làm thịt miễn phí cho em luôn”. Tại đây có khoảng 30 con gà trống đang sống được để trên chiếc bạt xanh trải trên nền đường, con nào con nấy mắt lờ đờ, mào tím tái lông xộc xệch, bên cạnh là quầy gà làm thịt sẵn để phục vụ khách. Gà bán ở đây chủ yếu là gà trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch, nhưng người bán cứ bán và người mua cứ mua không hề e ngại.
Cũng trên đường Nguyễn Huệ, còn có một điểm bán chim én cho những người đi lễ chùa đầu năm mua thả phóng sinh. Số chim này được người dân mang từ Năng Gù xuống chợ Long Xuyên để bán, không ai đảm bảo là không mang theo vi rút cúm A/H5N1 hoặc cúm A/H7N9, là hai chủng vi rút cúm rất nguy hiểm hiện nay. Bởi trước Tết (ngày 28/1), tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang đã xuất hiện ca tử vong đầu tiên trong năm 2014 do cúm A/H5N1.
N ạn nhân là bà Nguyễn Thị U (60 tuổi) ngụ ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Sau nhiều ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang không thuyên giảm, đến ngày 27/1 bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang điều trị nhưng không qua khỏi, đã tử vong vào ngày 28/1. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy, bệnh nhân này dương tính với vi rút cúm A/H5N1.
Nhưng sau Tết Nguyên đán hoạt động buôn bán gà sống trên đại bàn tỉnh An Giang vẫn diễn ra khá sôi động. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi rút cúm gia cầm phát tán, trong khi đó ổ dịch cúm trên gia cầm đã xuất hiện ở Đồng Tháp là tỉnh giáp ranh với An Giang. Do đó, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm cần phải được các cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải đặc biệt quan tâm hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nông dân ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá (tỉnh Long An) đã thu hoạch xong hơn 4.300 ha khoai mỡ của vụ hè thu năm nay trước khi lũ đổ về, năng suất đạt từ 15-16 tấn/ha, tăng gần 20% so với năm trước.

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

Do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5, 6 kết hợp lũ lớn lâu ngày đã làm cho hàng chục ha nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị ngập lụt. Nhiều nông dân vốn là chủ của những trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm bỗng chốc trắng tay do diện tích nuôi trồng thủy sản, cây trồng chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị chìm trong nước lũ.

Nhờ mở rộng mô hình nuôi cá bổi công nghiệp mà thời gian qua, nhiều người có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Trung bình mỗi ha nuôi cá bổi công nghiệp có sản lượng từ 12 đến 20 tấn.

Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.