Người Trồng Tiêu Điêu Đứng

Trong 5 năm trở lại đây, cây tiêu đang đi vào đời sống sản xuất người dân Bahnar thuộc các xã phía Nam huyện Mang Yang (Gia Lai). Hầu hết các gia đình đều tận dụng diện tích đất quanh nhà trồng tiêu, trung bình mỗi nhà có vài trăm trụ tiêu.
Ngoài diện tích lúa nước, cây mì, cây tiêu đang dần trở thành một cây trồng mang lại thu nhập cao cho đời sống đồng bào nơi đây. Năm nay, giá tiêu lên cao, người dân chưa kịp vui mừng một năm được mùa, có điều kiện trang trải gia đình trong dịp tết, thì nỗi buồn tiêu chết cùng với nạn trộm tiêu đã xoán hết mọi niềm vui người dân nơi đây.
Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mang Yang đã có vài chục ha tiêu chết. Riêng xã Đê Ar, đã có 5 ngàn trụ tiêu bị chết do nguyên nhân úng nước. Anh Đinh Prơng, làng Ar Tơ Năm cho hay: “Từ đầu tháng 10 tới nay, diện tích tiêu nhà mình liên tục chết mà không có thuốc chữa. Đến nay, đã có 100 trụ tiêu (tổng số 300 trụ tiêu) bị chết khô”.
Theo UBND xã Đê Ar, trên địa bàn xã có tổng diện tích tiêu trên 57 ha; Theo điều tra, tại hai làng Ar Tơ Năm và Đôn Hyang thì gần như diện tích tiêu bị chết toàn bộ, còn lại 10 thôn, làng trong xã, hộ dân cũng đều báo diện tích tiêu nhà mình đang bị bệnh héo chết.
Bên nỗi buồn tiêu chết, người trồng tiêu ở Mang Yang đang đối mặt với nạn trộm tiêu non. Anh Đinh Phương, làng Ar Sek, xã Đê Ar, bức xúc: “Đã buồn vì 50 trụ tiêu nhà tôi bị chết, giờ lại thêm nỗi lo bị trộm tiêu. Trong 3 đêm (từ 24 đến 26-12-2013), đêm nào nhà tôi cũng bị kẻ trộm vào vườn hái tiêu. Mỗi đêm kẻ trộm, trộm đi cả bao tiêu. Thường từ 23 giờ đêm, lợi dụng mọi người đi ngủ kẻ trộm dùng xe máy đột nhập vào vườn hái tiêu.
Tình trạng trộm tiêu gia tăng bởi giá tiêu năm nay tăng cao, hiện nay giá tiêu non tại xã đã 120.000 đồng/kg vì thế mặc dù tiêu chưa đến thời điểm thu hoạch vẫn nóng lên tình trạng người dân bị mất trộm. Mấy đêm nay, đêm nào tôi cũng ngồi phục trong vườn tiêu để canh bắt kẻ trộm, thế nhưng vẫn chưa bắt được”.
Trưởng Công an xã Đê Ar-ông Đinh Bun cho biết: “Trong thời gian qua, trên địa bàn xã nhiều hộ bị trộm tiêu. Người dân đang hoang mang trước tình trạng này, hàng đêm lực lượng Công an viên của xã phải thường xuyên đi tuần tra, để cùng bà con giữ tiêu”.
Related news

Vụ cá Bắc vừa qua (từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014), ngư dân tỉnh Thanh Hoá đã kiên trì bám biển dài ngày để khai thác hải sản.

Cách đây 4-5 năm, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới. Tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL.

Xuất khẩu thủy sản, trong đó có tôm, được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn ở ĐBSCL. Vậy nhưng bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Đến mùa vụ, doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu “khát tôm”, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất ra lại thay nhau tuồn ra ngoài?

Một trong những tài liệu quan trọng là báo cáo của GAA về EMS mang tên “Managing the perfect killer”, tài liệu là cơ sở cho hội thảo toàn cầu về EMS tổ chức tại Việt Namhồi tháng 12/2013.

Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.