Người Trồng Thanh Long Nhiều Nhất Sầm Dương
Ở xã Sầm Dương (Sơn Dương), ai cũng biết đến ông Trần Ánh Dương, thôn Thái Thịnh là người trồng thanh long nhiều nhất trong xã và là điển hình cho ý chí làm giàu của một cựu chiến binh, thương binh..
Ông Dương đi bộ đội chống đế quốc Mỹ, bị thương và nhiễm chất độc da cam/dioxin. Năm 1978, ông trở về địa phương làm nông nghiệp, tích cực khai phá ruộng vườn để phát triển kinh tế. Năm 2009, ông bắt đầu đưa 200 gốc thanh long đỏ vào trồng. Rồi từ số tiền bán thanh long tích góp được, ông mở rộng diện tích trồng cây thanh long. Đến nay nhà ông đã có 700 gốc thanh long cho thu hoạch. Trong vườn thanh long, vợ chồng ông trồng xen dứa và 150 cây na.
Thanh long của gia đình ông nổi tiếng thơm và ngọt nên được bà con trong xã và các thương nhân ở thành phố Tuyên Quang, Đoan Hùng (Phú Thọ) đến thu mua. Mỗi năm, gia đình ông thu được 40 - 50 triệu đồng tiền bán thanh long (sau khi đã trừ chi phí).
Ông Dương còn là người tự nguyện san nửa quả đồi của gia đình lấy đất làm đường cho thôn, là người đi đầu hưởng ứng phong trào làm đường bê tông nông thôn trong xã.
Related news
Bây giờ đang là thời điểm những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời ròng rã trên biển khơi. Đây là phiên biển đầu tiên trong năm. Cá đầy khoang, giá bán cao, niềm vui ấy báo hiệu một năm gặt hái nhiều thành công của ngư dân vùng biển.
HĐQT công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) ra Nghị quyết tiếp nhận vùng nuôi thủy sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh 2 tại Đồng Tháp.
Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.
Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.
Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.