Người trồng sầu riêng đón niềm vui kép

Xã Hà Lâm được mệnh danh là “thủ phủ” sầu riêng của huyện Đạ Huoai. Hiện nay, Hà Lâm có tới gần 600ha sầu riêng; trong đó, có gần 450ha đang bước vào thời kỳ thu hoạch đại trà. Người dân nơi đây cho biết, đây được xem là vụ sầu riêng đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay. Ước tính, năng suất sầu riêng ở Hà Lâm năm nay sẽ đạt trung bình từ 11 - 12 tấn/ha. Thậm chí, nhiều vườn sầu riêng ghép còn đạt tới năng suất từ 20 - 22 tấn/ha.
Ông Trần Văn Lĩnh (ở thôn 2, xã Hà Lâm) phấn khởi: “Hơn 15 năm gắn bó với cây sầu riêng, nhưng tôi chưa thấy năm nào sầu riêng lại trúng mùa như năm nay. Hiện, gia đình tôi có hơn 2ha sầu riêng ghép đang cho thu hoạch năm thứ 4. Chưa thu hoạch hết, nhưng vườn sầu riêng của gia đình tôi ước đạt năng suất hơn 20 tấn/ha. Với giá bán như hiện tại, ước tính vườn sầu riêng này sẽ mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận từ 700 - 800 triệu đồng. Năm nay, không chỉ riêng nhà tôi mà hầu hết sầu riêng của người dân trong xã đều đạt năng suất cao, nên bà con ai cũng vui mừng”.
Cùng với niềm vui được mùa, người dân Lâm Đồng nói chung và tại huyện Đạ Huoai nói riêng đang rất phấn khởi nhờ giá sầu riêng năm nay đang ở mức cao. Tại thời điểm này, giá các loại sầu riêng ghép như Đô na, Monthong, Ri6 đang được thương lái thu mua tại vườn từ 24.000 - 28.000 đồng/kg (tăng từ 8.000 - 10.000 đồng/kg so với năm 2014). Còn sầu riêng hạt được người dân bán tại vườn với giá từ 11.000 - 13.000 đồng/kg (tăng 4.000 - 6.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).
Ông Đinh Công Lý - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Hiện Lâm Đồng có khoảng gần 10.000ha sầu riêng, được trồng chủ yếu ở các huyện phía nam như Đạ Huoai, Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc. Cây sầu riêng giữ vị trí quan trọng thứ 4 về giá trị kinh tế (sau cây cà phê, chè, dâu tằm) trong ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.

Thái Bình là tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển, được bao bọc bởi hệ thống sông lớn là: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Diêm với ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, do đó diện tích mặt nước để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.

Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.