Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão

Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão
Publish date: Thursday. August 22nd, 2013

Sau bão số 5 và số 6 vừa qua, nhiều diện tích rau ở ngoại thành Hà Nội bị thiệt hại nặng, năng suất giảm mạnh...

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

Những cây con đóng trong bầu để la liệt trên bờ ruộng, chuẩn bị trồng thay thế những lứa rau bị hỏng do úng ngập. Anh Nguyễn Xuân Thủy, một nông dân trồng rau ở xã Nam Hồng cho biết, gia đình trồng gần ba sào cải ngọt, cải chíp và cải mơ nhưng do mưa kéo dài nên gần 60% diện tích có nguy cơ bị thối. Mặc dù giá rau bán ra có tăng nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp.

Anh Trần Xuân Thủy cho biết: “Đợt bão vừa qua, rau bị chết 50%, các nhà có rau cải nát hết, nhũn hết, héo hết, nhiều bà con phải cấy lại, cấy bằng phương pháp cấy dặm thôi. Sau bão, bà con phải tiếp tục trồng cho kịp thời vụ”.

Chị Nguyễn Thị Linh, hộ nông dân trồng rau ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết, gia đình có 2 sào rau cải đã đến lứa thu hoạch nhưng bão gây mưa lớn, úng ngập hỏng hơn một nửa. Những ngày qua, gia đình chị tranh thủ xuống đồng chăm sóc những cây còn sống sót, trồng mới những diện tích đã chết với hy vọng vớt vát được phần nào đó.

Để giúp đỡ bà con nhanh chóng ổn định lại sản xuất, các quận huyện trên địa bàn Hà Nội đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tiêu úng, chăm sóc những cây trồng còn sống và dọn dẹp ruộng rau bị hư hỏng do ngập nước.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Phó Phòng kinh tế huyện Thanh Trì cho biết: “Sau cơn bão số 6, tình hình sản xuất của bà con cũng bị xáo trộn. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con chăm sóc những diện tích lúa, rau sau rút nước, chống đổ; đối với các loại rau thì dọn những cây bị chết do ngập nước và sẽ dọn vệ sinh đồng ruộng, bón phân cho cây phát triển”.

Đến thời điểm này, giá rau xanh tại Hà Nội vẫn đang ở mức cao, có những loại giá cao gấp đôi so với trước đây như rau muống, rau cải, giá đỗ. Không chỉ Hà Nội mà các địa phương lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc là những nơi cung cấp nguồn rau xanh chủ yếu cho Hà Nội cũng bị thiệt hại lớn do mưa bão.

Vì vậy, chính quyền và ngành chức năng các địa phương cần có những phương án hỗ trợ tích cực giúp người nông dân nhanh chóng khôi phục diện tích rau bị ngập úng, tăng cường sản xuất cây trồng vụ đông, nhất là các loại rau ngắn ngày, bổ sung nhanh nguồn rau xanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


Related news

Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi

Chăn nuôi nông hộ là mắt xích quan trọng trong cấu trúc ngành chăn nuôi khi cung cấp 2/3 số lượng thực phẩm ra thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc phụ thuộc nhập khẩu con giống, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… khó khăn lớn nhất hiện nay của chăn nuôi nông hộ là chi phí thức ăn tăng cao và thiếu vốn sản xuất.

Friday. November 28th, 2014
Trái Cây Mùa... Dội Chợ Trái Cây Mùa... Dội Chợ

Chưa năm nào trái cây lại nhiều và rẻ như năm nay. Khắp các chợ, trái cây nhiều ê hề, ngon và đẹp bày ra trước mắt người tiêu dùng nhưng sức mua không tăng khiến giá các loại trái cây liên tục giảm mạnh.

Monday. June 30th, 2014
Cả Nước Có Khoảng 237 Hang Yến Cả Nước Có Khoảng 237 Hang Yến

Trong đó, Khánh Hòa có 169 hang, Bình Định 16, Quảng Nam 9, Quảng Bình 4, Quảng Ngãi 3, Phú Yên 13, Ninh Thuận 9, Côn Đảo 14... Khánh Hòa là tỉnh có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ với nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống.

Friday. November 28th, 2014
Niềm Vui Có Bò Giống Thoát Nghèo Niềm Vui Có Bò Giống Thoát Nghèo

Chương trình bò giống tặng đồng bào nghèo nơi biên giới do Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến với đồng bào xã Tam Gia, huyện Lộc Bình đúng vào lúc nhân dân vừa thu hoạch lúa mùa. Cùng với niềm vui được mùa, niềm vui có bò giống như nhân lên lan tỏa khắp núi rừng biên giới. Ước mơ thoát nghèo sắp thành hiện thực.

Friday. November 28th, 2014
Dưa Hấu Lại Mất Giá Dưa Hấu Lại Mất Giá

Khoảng 1 tuần qua, nông dân tại nhiều xã như: Tam Phước, Tam Lộc, Tam Thành... bước vào thu hoạch rộ dưa hấu trên đồng. Những ngày đầu vụ, giá dưa hấu chỉ ở mức 1.000 - 1.500 đồng/kg khiến nông dân không khỏi bất an.

Monday. June 30th, 2014