Người trồng lúa, rau, hoa đều thu nhập khá

Ngày 28.10 là sự kiện đặc biệt đối với người dân Đông Anh khi huyện có tới 6 xã được trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM, gồm Uy Nỗ, Hải Bối, Việt Hùng, Xuân Canh, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc.
Ông Trần Đình Nam – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, năm 2015 huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội với mục tiêu có từ 6-8 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM.
Kết quả đáng mừng là dù mới chỉ kết thúc giai đoạn 1, huyện đã có thêm 6 xã từ mức xuất phát điểm thấp đã vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành tốt các tiêu chí.
Đến nay, tổng số xã ở Đông Anh đạt chuẩn NTM là 18/23 xã.
Ông Trần Xuân Việt- Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Đông Anh nằm trong tốp các huyện dẫn đầu của thành phố thực hiện tốt Chương trình xây dựng NTM.
Qua kiểm tra thực tế thì cả 6 xã đã thực hiện Chương trình NTM theo đúng lộ trình, khoa học và cơ bản đã hoàn tất 19/19 tiêu chí.
Lợi thế của Đông Anh là tận dụng được thế mạnh đất trồng của địa phương, làm tốt công tác dồn điền đổi thửa nên sản xuất nông nghiệp đều gặt hái nhiều thắng lợi. Điều này được thể hiện bằng các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng đều tăng.
Cụ thể, năng suất lúa bình quân hiện đạt 50-53 tạ/ha, tăng 1,8-2,2 tạ/ha/năm so với năm trước.
Diện tích sản xuất rau đạt 2.216ha/năm, trong đó vùng rau an toàn là 815ha.
Diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 48ha.
Huyện Đông Anh còn đứng thứ 3 toàn thành phố về số lượng đàn gia súc gia cầm, với 2,1 triệu con gia cầm, 68.000 con lợn, 6.500 trâu, bò...
Riêng về thu nhập của người dân trong huyện, đến nay đã đạt mức bình quân 31 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,24%.
“Đông Anh đang tập trung nguồn lực thực hiện các dự án phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng cho 5 xã còn lại, để đến năm 2016, các xã này sẽ được công nhận đạt chuẩn”- ông Nam nói.
Có thể bạn quan tâm

Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra. Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) là người đưa ra đề xuất kiên quyết tại nghị trường, rằng không phải cứ đợi gây hậu quả chết người mới xử lý hình sự những đối tượng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, mà cần xử lý ngay nếu bắt quả tang được hành vi này.

Đây là hành vi vô đạo đức của những người sản xuất, bởi ngay trên bao bì đựng chất này đã ghi rõ chỉ được phép sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, xây dựng, nghiêm cấm sử dụng tạo màu trong chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi...

Một trong những tồn tại, bất cập đối với sản xuất lúa gạo nước ta, đó là việc mải chạy đua theo năng suất bằng việc sử dụng các giống lúa kém chất lượng.

Chọn mảnh đất cằn cỗi nằm cạnh đồi cao, ông Lê Xuân Quang, thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (Bình Định) đã gây dựng thành công trang trại có doanh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm...