Người Trồng Lúa Đang Ở Gần Với Ngưỡng Nghèo

Đó là đánh giá của các đại biểu khi tham gia hội thảo “Tương lai ngành lúa gạo VN” diễn ra sáng 11.12 tại Cần Thơ.
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nông dân trồng lúa ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn do chi tiêu gia đình, đầu tư sản xuất tăng cao, ngược lại thu nhập ngày càng thấp do giá bán thấp, thị trường bấp bênh.
PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.
Theo phân tích của ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 850 dự án nước ngoài đầu tư vào ĐBSCL năm 2013 với tổng vốn 11 tỉ USD, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 6% về số dự án và vốn là 2%. “Những con số trên chứng minh một điều, vùng ĐBSCL vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng với tầm vóc. Thật sự nhiều tiềm năng của vùng vẫn chưa được khai thác và phát huy, đời sống người dân vẫn khó khăn”, ông Xuân đánh giá.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nguoi-trong-lua-dang-o-gan-voi-nguong-ngheo-post136062.html
Related news

Nhằm bảo đảm an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm 2015, Chi cục Thú y đã chủ động điều phối lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tỉnh Long An. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngành đã tiêm phòng 81.569 liều vắc-xin lỡ mồm long móng (LMLM) trên gia súc; 25.484 liều vắc-xin PRRS (tai xanh) trên heo và 4.254.606 liều vắc-xin cúm gia cầm. Đồng thời, chi cục chỉ đạo các trạm thú y tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tiếp tục tiêm phòng vắc-xin LMLM trên gia súc và vắc-xin cúm trên gia cầm.

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

45 triệu USD này sẽ được tài trợ cho các dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.