Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Tiên Phong Mở Cơ Sở Hậu Cần Nghề Cá Ở Lý Sơn

Người Tiên Phong Mở Cơ Sở Hậu Cần Nghề Cá Ở Lý Sơn
Publish date: Thursday. October 16th, 2014

Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.

Cách đây hơn một năm, ông Lê To cùng với một số người dân thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sữa chữa tàu thuyền đầu tiên ở tại huyện Lý Sơn. Lúc bấy giờ nhiều người lo cho sự tồn tại của cơ sở này, vì trên đảo chưa có điện thì rất khó làm nghề.

Nhưng rồi, ông To cho rằng quyết định của mình là đúng đắn, vì theo ông nếu không đi, đợi đến khi có điện mới làm thì ngư dân Lý Sơn sẽ còn tốn của, mất công. Vì thế, cuối tháng 9 vừa qua, khi tuyến cáp điện ngầm ra đảo Lý Sơn đóng điện, ông To vui một thì các chủ tàu vui đến mười.

Cơ sở sửa chữa tàu thuyền do ông Lê To làm chủ nằm ngay tại Vũng neo trú tàu thuyền An Hải.  Ông Lê To phấn khởi, nói: Năm 2013, khi nghe điện lưới quốc gia sẽ được kéo ra đảo, tôi cùng với 3 người khác đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng cơ sở này, nhằm đáp ứng nhu cầu sữa chữa tàu thuyền của bà con ở đây.

Nhưng do không có điện nên không thể làm gì được. Sắp tới đây, chúng tôi đầu tư thêm khoảng một tỷ đồng để hoàn thiện cơ sở này. Chắc chắn thời gian đến số lượng tàu thuyền của ngư dân Lý Sơn về đây sửa chữa sẽ rất đông.

Trong thời gian chờ nguồn điện quốc gia kéo từ đất liền ra đảo, cơ sở sửa chữa tàu thuyền này vẫn hoạt động bằng nguồn điện chạy máy diezen. Tuy nhiên, hoạt động không mang lại hiệu quả vì chi phí khá lớn, đồng thời cũng không thu hút được các thợ giỏi về làm.

Dù vậy, suốt một năm qua, cơ sở cũng đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động. Anh Nguyễn Đức Minh, chủ tàu QNg 96017 TS, đang đưa tàu lên sửa chữa tại cơ sở này cho biết, từ trước đến giờ, tàu thuyền của bà con Lý Sơn có sự cố gì cũng phải vào đất liền để sửa chữa. Vào đó tốn chi phí đủ thứ, tiền dầu ra vào, tiền ăn ở trông coi tàu trong thời gian sửa chữa…

Còn bây giờ có cơ sở này sửa chữa tàu đỡ vất vả, chi phí cũng giảm một phần. “Chúng tôi hy vọng trong thời gian đến cơ sở này được đầu tư mạnh hơn nữa để có thể thu hút nhiều thợ sửa tàu giỏi ra làm việc, đồng thời cũng đưa các nguyên vật liệu cần thiết để có thể sữa chữa các tàu lớn hơn”, anh Minh mong muốn.

Huyện đảo Lý Sơn có số lượng tàu thuyền rất lớn với gần 500 chiếc, trong đó có gần 160 tàu có công suất từ 90CV trở lên. Sản lượng khai thác thủy sản của huyện chiếm gần 1/3 tổng sản lượng khai thác của tỉnh. Riêng năm 2013 đạt 37.300 tấn, trị giá trên 261 tỷ đồng. Với việc đi trước đón đầu của ông Lê To và các cộng sự đã bước đầu đáp ứng nhu cầu về hậu cần nghề cá ở huyện đảo.

Bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: Trước đây, chưa có các cơ sở sửa chữa cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá, ngư dân Lý Sơn khi đánh bắt ở các vùng biển về phải vào trong đất liền bán, vừa tốn kém về chi phí, vừa bị ép giá. Bên cạnh đó, việc sửa chữa tàu thuyền cùng gặp khó khăn.

Việc ra đời cơ sở sửa chữa tàu thuyền ở An Hải bước đầu đã giúp ngư dân Lý Sơn có điều kiện sửa chữa tàu thuyền ít tốn kém hơn. Địa phương kêu gọi và sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến với huyện đảo, nhất là đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.


Related news

Lại Bỏ Lúa Trồng Cam Lại Bỏ Lúa Trồng Cam

Từ đầu năm đến nay, hầu hết các loại nông sản đều giảm giá mạnh, nhưng cam sành vẫn giữ được giá cao với gần 30.000 đồng/kg nên rất nhiều người đã đốn nhãn, dừa.

Thursday. July 26th, 2012
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc Trên Đất Đồi Ở Văn Bàn Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc Trên Đất Đồi Ở Văn Bàn

Trong những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã tập trung hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất; cách phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng mô hình trình diễn. Mặc dù qua đánh giá, các mô hình trình diễn đều mang lại hiệu quả cao, người dân rất phấn khởi tham gia, nhưng khả năng nhân rộng lại hạn chế. Nguyên nhân là do khó tìm được đầu mối cung ứng giống, đòi hỏi đầu tư, thâm canh cao, thị trường tiêu thụ không ổn định... Những khó khăn đó đòi hỏi khi xây dựng mô hình cần phải tìm hiểu kỹ để khắc phục những hạn chế trên.

Monday. July 30th, 2012
“Bắt” Cây Mía Tăng Năng Suất “Bắt” Cây Mía Tăng Năng Suất

Hiện nay, năng suất bình quân của cây mía tại Đồng Nai đạt khoảng trên 59 tấn/hécta/năm. Tuy nhiên, một số nông dân trong tỉnh lại có “bí quyết” đẩy năng suất mía cao gấp 1,5 - 2 lần mức bình quân.

Tuesday. July 31st, 2012
Chuẩn Bị Vườn Cam Sành Nghịch Vụ Chuẩn Bị Vườn Cam Sành Nghịch Vụ

Cây cam sành ở nước ta được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ…

Tuesday. July 31st, 2012
Vicofa Hỗ Trợ Tây Nguyên 296.000 Cây Càphê Giống Vicofa Hỗ Trợ Tây Nguyên 296.000 Cây Càphê Giống

Theo kế hoạch, năm 2012, Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) sẽ hỗ trợ năm tỉnh Tây Nguyên và một số doanh nghiệp càphê trên địa bàn tổng cộng 296.000 cây giống càphê.

Wednesday. August 1st, 2012