Nhiều vùng nuôi thủy sản xuất hiện tảo độc

Theo Trung tâm, hiện các vùng nuôi thủy sản Phú Dương (xã Xuân Thịnh), Phú Mỹ (xã Xuân Phương), phường Xuân Thành thuộc TX Sông Cầu và xã An Hòa thuộc huyện Tuy An xuất hiện một số loại tảo độc như peridineum sp, ceratium sp, prorocentrum sp, pseudonitzschia sp. Tại vùng nuôi xã An Ninh Đông (huyện Tuy An), chỉ số COD vượt gấp 6 lần giới hạn cho phép. Mật độ vi khuẩn vibrio tổng số vượt giới hạn tại các vùng nuôi thôn Phú Mỹ và An Hòa.
Trung tâm khuyến cáo: Nguồn nước cấp tại xã An Ninh Đông tiếp tục có biểu hiện ô nhiễm nặng các chất hữu cơ, người nuôi cần sử dụng ao lắng để xử lý nước, hạn chế lấy nước trực tiếp, sử dụng vôi và các chế phẩm sinh học để xử lý. Tại các vùng nuôi tôm hùm có mật độ vi khuẩn vibrio, người nuôi cao cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, sử dụng thức ăn hợp lý và các loại vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh tôm. Người nuôi cần thu gom, xử lý chất thải xa khu vực nuôi để phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước và ngăn ngừa tảo độc phát triển...
Có thể bạn quan tâm

Người tiêu dùng hiện đã quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn khi chọn thực phẩm cho gia đình. Các sản phẩm đạt chuẩn rau an toàn, VietGAP, GlobalGAP… đang được ưu tiên chọn mua.

Sau nhiều năm làm bạn với ong, giờ đây anh Trần Văn Phước (45 tuổi), thôn An Kim, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang sở hữu một trang trại nuôi ong bề thế, mỗi năm mang về cho gia đình anh hơn 400 triệu đồng.

Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.

Dù diện tích sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp, nhưng nhiều người trồng lúa tại TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) vẫn sống khỏe nhờ biết chuyển sang trồng lúa giống.

Lớp dạy canh tác lúa cải tiến mở tại xã Cổ Loa, Đông Anh, TP.Hà Nội do Hội nông dân xã phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân trong xã.