Người nuôi tôm có đang sử dụng thức ăn dư thừa?
Một nghiên cứu mới đây đã đề nghị rằng người nuôi tôm hùm nước ngọt của Trung Quốc có thể cải thiện hiệu suất của trang trại nuôi tôm cũng như kinh tế trang trại nếu họ dựa vào nguồn thực phẩm tự nhiên và ít cung cấp thức ăn nhân tạo hơn.
Rong đuôi chó (Hydrilla verticillate). Ảnh: iNaturalist
Lượng thức ăn thường đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất và chiếm chi phí lớn trong nuôi trồng thủy sản. Cho tôm/cá ăn quá nhiều thường làm tăng chi phí sản xuất, dư thừa chất dinh dưỡng gây ô nhiễm môi trường từ đó tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của cá và tôm nuôi. Một số nghiên cứu cho thấy các nguồn thực phẩm tự nhiên trong ao có thể tiết kiệm tới 24,79% đến 50% thức ăn nhân tạo, như trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Kết quả từ nhiều thí nghiệm trên cá cũng đã chứng minh rằng việc giảm 65% lượng thức ăn nhân tạo trong nuôi cá bơn Scophthalmus Maximus (Van Ham et al., 2003), và đến 90% cho P. olivaceus (Cho et al., 2007) không làm giảm sản lượng nuôi. Cách tiếp cận này mang lại sự khích lệ cho nông dân để giảm đầu vào của thức ăn nhân tạo và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Một nghiên cứu nhằm tìm chế độ ăn tối ưu cho tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) ở Trung Quốc. Mặc dù có nguồn gốc từ phần phía nam của Bắc Mỹ, tôm hùm nước ngọt đã được phát triển nuôi trên toàn thế giới, đây là loài tôm ăn tạp, loại tôm này sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, chúng có thể ăn tất cả động vật và cây cỏ. Theo China Fishery Statistical Yearbook, trong năm 2016 trung Quốc đã sản xuất 852.300 tấn tôm hùm nước ngọt– chiến 42% sản lượng tôm nuôi nước ngọt của nước này.
Tuy nhiên, ,mặc dù đang là một trong những loài thủy sản nuôi chính nhưng có rất ít thông tin có sẵn về mức độ cho ăn tối đa của loài này đặc biệt là trong ao nuôi có thực vật thủy sinh (macrophytes)- vì hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều tiến hành trong phòng thí nghiệm và do đó chưa tính đến vai trò của thực phẩm có sẵn trong tự nhiên này.
Kết quả là họ đã kiểm tra ảnh hưởng của 5 chế độ ăn khác nhau với (20, 40, 60, 80 và 100%) của một chế độ ăn nhân tạo đến hiệu suất tăng trưởng và thành phần cơ bắp của tôm hùm nước ngọt P. clarkii trong 15 ao bê tông được nuôi có chứa thực vật thủy sinh là rong đuôi chó (Hydrilla verticillate).
Kết quả cho thấy hiệu suất tăng trưởng chỉ giảm khi mức cho ăn dưới 60% thức ăn nhân tạo.
Phân tích thành phần cơ thịt của tôm cho thấy độ ẩm và hàm lượng tro của cơ không thay đổi đáng kể với mức độ cho ăn nhưng hàm lượng lipid và protein trong cơ giảm đáng kể khi P. clarkii được cho ăn ở mức 40% thức ăn nhân tạo.
Điều này không chỉ có thể cải thiện hiệu suất của tôm hùm nước ngọt, mà còn làm giảm tác động môi trường của việc nuôi tôm, bằng cách giảm lượng chất hữu cơ đưa vào hệ thống, đồng thời cũng cải thiện hiệu quả kinh tế: chế độ ăn nhân tạo chiếm hơn 50% tổng chi phí nuôi trồng thủy sản, do đó, giảm 40% thức ăn nhân tạo sẽ tiết kiệm 20% chi phí sản xuất chung.
Ngoài ra, việc giảm lượng thức ăn nhân tạo có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất. Theo khảo sát của chúng tôi tại vùng đất nông nghiệp Qianjiang (31.349 m2), chi phí hàng năm cho chế độ ăn nhân tạo là 10.796 đô la, và nó chiếm 50,5% tổng chi phí sản xuất (dữ liệu chưa được công bố). Nếu P. clarkiiis cho ăn tới 60% thức ăn nhân tạo, thì giảm 40% chi phí (khoảng 4.318 đô la mỗi năm), đi kèm với lợi ích bổ sung cho chất lượng nước. Với nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng khuyến khích người nuôi tôm hùm nước ngọt giảm mức độ cho ăn và tăng các nguồn thực phẩm tự nhiên trong ao nuôi tôm để tối đa hóa sản lượng trong khi giảm chi phí sản xuất và tác động xấu đến môi trường.
Với nghiên cứu này, chúng tôi cũng hy vọng khuyến khích các công trình khoa học tiếp theo nhằm mục đích điều chỉnh chiến lược cho ăn của các loài thủy sản khác và hạn chế lượng thức ăn, đồng thời xem xét sự đóng góp của các mặt hàng thực phẩm tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã cho thấy việc bổ sung tinh dầu cây kinh giới vào thức ăn cá hồi giúp cá vượt qua được thử thách với mầm bệnh.
Tại các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao, vấn đề khí độc (NH3, NO2…) là một trong những yếu tố gây khó khăn cho người nuôi
Một báo cáo mới đây cho thấy bổ sung Glutathion vào thức ăn tôm ở liều 0,3g/kg giúp tăng trưởng nhanh và đề kháng tốt với mần bệnh.