Người nặng lòng với đặc sản quê nhà
Để thoát khỏi cảnh loay hoay chưa tìm ra phương thức sản xuất, anh Chiến tham gia lớp dạy nghề do tỉnh Hậu Giang tổ chức với sự hướng dẫn của các cán bộ thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Sau khóa học, cơ may đã đưa anh Chiến đến với nghề nuôi và sản xuất con giống thủy sản.
Năm 2004, anh đã mạnh dạn áp dụng phương pháp làm giống cá thát lát để cung cấp cho địa phương và các xã lân cận. “Bước đầu gặp nhiều khó khăn, thất bại và lỗ vốn, không nản chí tôi đã nhờ các thầy ở khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ giúp đỡ. Cũng nhờ may mắn và kiên trì,cá giống bán ra thị trường ngày càng có uy tín, hiệu quả kinh tế cũng tăng dần” – anh Chiến bộc bạch.
Anh Chiến đang kiểm tra thành phẩm khô cá sặc rằn.
Năm 2007, anh Chiến chủ động mở rộng trang trại giống ép thêm cá sặc rằn để bán ra thị trường. Không những tiếp cận được thị trường tại địa phương, hiện nay anh Chiến còn xuất bán cá giống ra khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.
Anh Chiến chia sẻ: “Trong quá trình giao hàng tại các tỉnh, tôi nhận thấy đặc sản cá thát lát tẩm gia vị của Hậu Giang rất được thị trường ưa chuộng. Từ nhu cầu của người tiêu dùng, tôi mạnh dạn đầu tư vào mặt hàng này và lại một lần nữa gặp may mắn khi có được thị trường khá ổn định”.
Hiện cơ sở của anh Chiến có 10 ao nuôi cá thát lát và sặc rằn với số lượng cá giống bán ra thị trường lên đến khoảng 1 triệu con/năm. Tổng thu nhập từ mô hình của anh Chiến tăng dần qua các năm.
Chỉ tính riêng sản phẩm từ các thát lát, năm 2011 doanh số đạt gần 500 triệu đồng, đến nay con số này khoảng 800 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, mỗi năm anh Chiến xuất ra thị trường khoảng 70 - 100 tấn khô cá sặc rằn.
Với cơ sở sản xuất của mình, anh Chiến tạo việc làm cho 50 lao động với mức lương từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn là một nông dân tích cực đóng góp xây dựng cầu đường, giao thông nông thôn và tham gia nhiều công tác xã hội khác.
Có thể bạn quan tâm
Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bóp bằng lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Đó là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.
Ngày 7-7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ đã xảy ra ở 6 tỉnh, thành Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TPHCM, Tiền Giang và Cà Mau. Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng là 1.843ha và diện tích bị thiệt hại do hội chứng gan tụy cấp là 2.797ha. Địa phương có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau.
Với ưu thế “Cận lộ, cận giang”, nhất là tận dụng dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm tự nhiên, người dân Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã đánh bắt và chuyển sang nuôi thử nghiệm những giống cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Giờ thì riêng khoản nuôi cá chiên lồng trên sông Lô đã trở thành “nghề hốt bạc” của nhiều hộ nông dân nơi đây.
Hiện nay, có 5 doanh nghiệp được tỉnh Bạc Liêu cho thuê đất nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 397 ha. Các doanh nghiệp này thuê đất chủ yếu để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của mình.
Mặc dù là người làng cá bột nổi tiếng nhưng ông Nguyễn Thế Tự (xóm Táo, Mão Điền, Thuận Thành - Bắc Ninh) lại có đam mê nuôi gà Hồ, giống gà đang được chăm lo bảo tồn. Nhiều năm nay, ông Tự đã trở thành nhà cung cấp gà giống có uy tín trong vùng.