Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người nặng lòng với đặc sản quê nhà

Người nặng lòng với đặc sản quê nhà
Publish date: Wednesday. September 16th, 2015

Để thoát khỏi cảnh loay hoay chưa tìm ra phương thức sản xuất, anh Chiến tham gia lớp dạy nghề do tỉnh Hậu Giang tổ chức với sự hướng dẫn của các cán bộ thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Sau khóa học, cơ may đã đưa anh Chiến đến với nghề nuôi và sản xuất con giống thủy sản.

Năm 2004, anh đã mạnh dạn áp dụng phương pháp làm giống cá thát lát để cung cấp cho địa phương và các xã lân cận. “Bước đầu gặp nhiều khó khăn, thất bại và lỗ vốn, không nản chí tôi đã nhờ các thầy ở khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ giúp đỡ. Cũng nhờ may mắn và kiên trì,cá giống bán ra thị trường ngày càng có uy tín, hiệu quả kinh tế cũng tăng dần” – anh Chiến bộc bạch.

Anh Chiến đang kiểm tra thành phẩm khô cá sặc rằn.

Năm 2007, anh Chiến chủ động mở rộng trang trại giống ép thêm cá sặc rằn để bán ra thị trường. Không những tiếp cận được thị trường tại địa phương, hiện nay anh Chiến còn xuất bán cá giống ra khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.

Anh Chiến chia sẻ: “Trong quá trình giao hàng tại các tỉnh, tôi nhận thấy đặc sản cá thát lát tẩm gia vị của Hậu Giang rất được thị trường ưa chuộng. Từ nhu cầu của người tiêu dùng, tôi mạnh dạn đầu tư vào mặt hàng này và lại một lần nữa gặp may mắn khi có được thị trường khá ổn định”.

Hiện cơ sở của anh Chiến có 10 ao nuôi cá thát lát và sặc rằn với số lượng cá giống bán ra thị trường lên đến khoảng 1 triệu con/năm. Tổng thu nhập từ mô hình của anh Chiến tăng dần qua các năm.

Chỉ tính riêng sản phẩm từ các thát lát, năm 2011 doanh số đạt gần 500 triệu đồng, đến nay con số này khoảng 800 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, mỗi năm anh Chiến xuất ra thị trường khoảng 70 - 100 tấn khô cá sặc rằn.

Với cơ sở sản xuất của mình, anh Chiến tạo việc làm cho 50 lao động với mức lương từ 3-5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn là một nông dân tích cực đóng góp xây dựng cầu đường, giao thông nông thôn và tham gia nhiều công tác xã hội khác.


Related news

Nuôi Cá Vược Trong Lồng Đạt Hiệu Quả Bước Đầu Nuôi Cá Vược Trong Lồng Đạt Hiệu Quả Bước Đầu

Là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy, hải sản cả trong đầm nuôi lẫn trên dòng sông Mã, tuy nhiên, nhiều năm, người dân xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chỉ quen nuôi con tôm, cua và các loại nhuyễn thể trong khu vực ao đầm mà bỏ qua lợi thế trên sông.

Thursday. July 26th, 2012
Nhân Rộng Các Mô Hình Chăn Nuôi Hiệu Quả Nhân Rộng Các Mô Hình Chăn Nuôi Hiệu Quả

Để giải quyết lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, thời gian gần đây các địa phương ở Quảng Nam đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sunday. July 29th, 2012
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút

Bằng sự cần cù, chịu khó, anh Ngô Đắc Ánh, hội viên Hội LHTN xã Thủy Phù (Hương Thủy - Thừa Thiên Huế) đã tạo được mô hình kinh tế phù hợp. Ngoài lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm, anh còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Wednesday. June 27th, 2012
Sản Xuất Nấm, Hái Ra Tiền Sản Xuất Nấm, Hái Ra Tiền

Nhận định về thế mạnh và tiềm lực SX nấm để phát triển thành ngành hàng công nghiệp thực phẩm, các nhà chuyên môn cho rằng ĐBSCL hội tụ đầy đủ yếu tố và đang đứng trước cơ hội vàng.

Monday. July 30th, 2012
Quyết Liệt Khống Chế Dịch Bệnh Trên Tôm Và Dịch Lợn Tai Xanh Quyết Liệt Khống Chế Dịch Bệnh Trên Tôm Và Dịch Lợn Tai Xanh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, tập trung chủ yếu vào bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.

Thursday. June 28th, 2012