Người Mỹ Gốc Âu Đã Mê Thanh Long Việt Nam

Theo một số chuyên gia thương mại, trước đây, trái thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ được tiêu thụ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc châu Á (chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng).
Người Mỹ gốc Âu, Phi… chưa quan tâm tới thanh long Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình trồng thanh long Việt Nam sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học, lại phải hái lúc còn xanh vì phải qua gần 30 ngày đi biển mới tới được nước Mỹ.
Do đó, khi thanh long tới Mỹ, vị thanh long đã bị chua, ăn không còn ngon. Nhưng mới đây, những thông tin từ Mỹ cho thấy người tiêu dùng ngoài cộng đồng gốc Việt, gốc Á, ở nước này, đã bắt đầu ăn trái thanh long Việt Nam. Đó là loại thanh long được trồng bằng phương pháp hữu cơ tại vườn ông Ba Tây (ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An).
Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam. Nhờ đó, 12 tấn thanh long hữu cơ đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã được tiêu thụ hết chỉ trong vài ngày.
Trước thành công đó, Cty CP Nông nghiệp GAP (TP HCM) vừa thu mua tiếp 8 tấn thanh long hữu cơ của Ba Tây để xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời, Cty đã ký hợp đồng trồng thanh long hữu cơ với nhiều hộ nông dân khác ở Châu Thành (Long An), Bình Thuận, với quy mô khoảng 100 ha. Dự kiến đến tháng 5 tới, sản phẩm thanh long hữu cơ trên diện tích trên sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến hết tháng 6/2015, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này. Theo thống kê của ITC, quý I/2015, NK thủy sản (HS 03) của Trung Quốc tăng hơn 10% so với QI/2014 và giảm 14% so với QIV/2014. NK nhóm cá đông lạnh, nguyên con (0303) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu NK thủy sản của nước này, chiếm 27,5%.

Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Bộ trưởng NN và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị giải quyết khó khăn đối với ngành hàng này.

Gia đình chị Võ Thị Lành, xã Quảng Phú (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) thu trên 400 triệu tiền lãi mỗi năm từ mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học.

Trong bối cảnh người chăn nuôi gia cầm đang kêu trời vì phí chồng phí, quyết định bãi bỏ 14 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và 21 chỉ tiêu thu phí thú y có hiệu lực từ 8-8 như một liều thuốc “bắt” đúng bệnh và kịp thời.
Trong những tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi của tỉnh Đồng Tháp khá thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định. Tuy giá heo hơi có giảm nhẹ 8.000 đồng/kg so với tháng cùng kỳ năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức 45.000 - 46.000 đồng/kg là nhờ giá thức ăn, giá con giống và các loại chi phí khác không thay đổi nhiều, dịch bệnh không phát sinh nên lợi nhuận của người chăn nuôi vẫn được đảm bảo.