Người Mỹ Gốc Âu Đã Mê Thanh Long Việt Nam

Theo một số chuyên gia thương mại, trước đây, trái thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ được tiêu thụ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc châu Á (chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng).
Người Mỹ gốc Âu, Phi… chưa quan tâm tới thanh long Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình trồng thanh long Việt Nam sử dụng nhiều phân, thuốc hóa học, lại phải hái lúc còn xanh vì phải qua gần 30 ngày đi biển mới tới được nước Mỹ.
Do đó, khi thanh long tới Mỹ, vị thanh long đã bị chua, ăn không còn ngon. Nhưng mới đây, những thông tin từ Mỹ cho thấy người tiêu dùng ngoài cộng đồng gốc Việt, gốc Á, ở nước này, đã bắt đầu ăn trái thanh long Việt Nam. Đó là loại thanh long được trồng bằng phương pháp hữu cơ tại vườn ông Ba Tây (ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, Châu Thành, Long An).
Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam. Nhờ đó, 12 tấn thanh long hữu cơ đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ đã được tiêu thụ hết chỉ trong vài ngày.
Trước thành công đó, Cty CP Nông nghiệp GAP (TP HCM) vừa thu mua tiếp 8 tấn thanh long hữu cơ của Ba Tây để xuất khẩu sang Mỹ. Đồng thời, Cty đã ký hợp đồng trồng thanh long hữu cơ với nhiều hộ nông dân khác ở Châu Thành (Long An), Bình Thuận, với quy mô khoảng 100 ha. Dự kiến đến tháng 5 tới, sản phẩm thanh long hữu cơ trên diện tích trên sẽ được xuất khẩu sang Mỹ.
Related news

Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về việc cân đối cung cầu đường năm 2015.

Trải nghiệm của Hoàng Anh Gia Lai trong mảng nông nghiệp cho thấy làm nông nghiệp chuyên nghiệp trên quy mô lớn không hề đơn giản như nhiều người lầm tưởng.

Do là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta từ năm 2012 trở lại đây, cho nên việc Trung Quốc giảm nhập khẩu trong những tháng đầu năm nay là nguyên nhân quan trọng khiến cho việc xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tụt dốc.

Trong khi “hoàng hậu của các loại hạt” mắc ca đang ngắc ngoải thì “vua hạt” sachi đã xuất hiện ở Việt Nam, được quảng bá còn triển vọng hơn cả “cây tỉ đô”!

Cà phê Arabica “ngon số 1 thế giới” vẫn hiện diện tại Đà Lạt nhưng diện tích ngày càng bị thu hẹp đến mức báo động