Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định)
Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.
Ông tâm sự: “Đối với nông dân xứ mình, con bò là cả cơ nghiệp. Nhưng lâu nay bà con vẫn nuôi giống bò sẻ, bò cỏ đã thoái hóa và có nhiều nhược điểm; lại cho sinh đẻ tự nhiên, nên hiệu quả kinh tế không cao. Tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để cải tạo giống bò ở địa phương. Và để có thực tế cho bà con tin, tôi đã áp dụng ngay trên con bò cái của gia đình. Sản phẩm đầu tay của tôi là một con bê lai khỏe mạnh, dòng Brahman. Nghe tin, bà con đến tận chuồng tham quan, ai thấy cũng mê”.
Thời gian qua, ông Nam đã góp phần tích cực trong việc lai tạo đàn bò ở Tây Sơn. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, đã có 1.333 con bò được ông thụ tinh nhân tạo, tỉ lệ đậu thai trên 80%. Theo ông Nam, để bò đạt được tỉ lệ đậu thai cao cũng như sinh đẻ thành công, ngoài tay nghề của dẫn tinh viên, cần phải hội đủ 3 điều kiện: Chọn thời điểm truyền tinh thích hợp, chất lượng tinh tốt, nhất là kỹ thuật chăm sóc trong giai đoạn bò mang thai. Ngoài vai trò dẫn tinh viên, ông Nam còn là người chuyển giao kỹ thuật nuôi bò, tận tình hướng dẫn người chăn nuôi về cách chăm sóc, quản lý, phòng ngừa dịch bệnh và theo dõi thời điểm phối giống thích hợp cho bò để đạt hiệu quả cao nhất.
Ông còn là nông dân sản xuất giỏi của huyện Tây Sơn. Gia đình ông đang sở hữu một ao cá nước ngọt với diện tích hơn 4 ha, mỗi năm thu gần 10 tấn cá các loại. Ông còn nuôi trên 2.000 con vịt đẻ; buôn bán thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, phối giống heo… có tổng thu nhập hàng năm trên 350 triệu đồng. Với những thành tích đạt được, ông Võ Kỳ Nam đã được UBND tỉnh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh… tặng nhiều giấy khen, bằng khen.
Có thể bạn quan tâm
Với hơn 74 nghìn hecta diện tích gieo sạ hằng năm nhưng hiện giờ, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chưa có được bản quyền của một loại giống lúa siêu nguyên chủng nào; trong khi Dự án hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao (gọi tắt là Dự án) thì triển khai cầm chừng vì “khát” vốn!
Vụ hè thu này, nhiều hộ nông dân “bể bồ” lúa, khi ở Mộ Đức năng suất bình quân ước 64 tạ/ha, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành 63 tạ/ha…Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chung thì nông dân một số địa phương cũng có những nỗi buồn riêng. Ấy là nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước hoặc sa bồi thủy phá do cơn lũ hồi giữa tháng 11.2013, nông dân “xé” quy trình kỹ thuật khiến kết quả sản xuất ở một số cánh đồng mẫu lớn (CĐML) không như mong đợi…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng...
Nguồn tin từ các nhà xuất khẩu cũng cho biết BERNAS đang đàm phán để mua thêm 200.000 tấn gạo từ kho dự trữ thóc gạo của Chính phủ Thái Lan thông qua thỏa thuận liên chính phủ.
Là vùng thuần nông, đời sống của người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung thu nhập của người dân còn thấp. Để tìm hướng phát triển mới cho nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi, thời gian qua huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển mạnh đàn bò lai trên địa bàn nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.