Người Dân Vùng Quýt Bắc Kạn Bị Mất Mùa
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, nhưng năm nay hầu như không có gia đình nào ở vùng trồng quýt Quang Thuận, tỉnh Bắc Kạn tiến hành bảo quản quýt để dành cho vụ Tết. Nguyên nhân là do quýt bị mất mùa.
Xã Quang Thuận là địa phương có diện tích trồng cam quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn với hơn 450ha, trong đó có gần 300ha đã cho thu hoạch. Năm 2013 được cho là năm mất mùa quýt vì sản lượng quýt thu được chỉ đạt từ 1.000-1.200 tấn, giảm gần 50% so với năm trước.
Hiện nay, giá bán quýt trung bình là từ 16.000-20.000 đồng/1kg. Nếu quả to và đẹp có thể bán với giá 35.000 đồng/1kg. Đợt mưa kéo dài vừa qua đã làm thối, rụng khoảng 30 tấn quýt đang chín tại xã Quang Thuận, thiệt hại ước tính khoảng 600 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.
Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu
Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.
Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.
Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.