Người Dân Và Doanh Nghiệp Tích Trữ Cà Phê Chờ Giá Lên
Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg.
Thông thường, sau Tết nguyên đán, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai sẽ bán sản phẩm để lấy tiền đầu tư cho niên vụ tiếp theo, nhưng năm nay, cả doanh nghiệp và nông dân vẫn đang trữ hàng, chờ giá tăng cao.
Những ngày này, giá cà phê nhân xô ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đang dao động ở mức trên dưới 38.000 đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đang cần tiền mua phân bón, chi phí bơm tưới cho cà phê, nhưng gia đình bà Nguyễn Thị Cúc ở làng Plei Kép, thành phố Pleiku vẫn cố giữ 7 tấn cà phê nhân, chờ giá lên.
Theo theo kinh nghiệm của bà Cúc, thời điểm này, giá cà phê chưa lên tới đỉnh điểm. Hơn nữa, năm nay cà phê ở Tây Nguyên bị mất mùa, nguồn cung thiếu hụt, hi vọng giá sẽ lên tới 42.000 đồng/kg, nên tạm thời chấp nhận ký gửi, chờ giá lên cao.
Trong khi đó, các cơ sở thu mua cà phê vừa tích cực gom hàng trong dân và tích trữ hàng trong kho chờ tăng giá. Ông Nguyễn Quang Hiệp, chủ cơ sở thu cà phê mua ở tổ 9, phường Đống Đa, thành phố Pleiku cho biết, niên vụ trước, cà phê bị mất mùa, sản lượng ít, cộng thêm tâm lý tích trữ của người dân, nên việc thu mua gặp nhiều khó khăn. Mặc dù ông đang nợ ngân hàng hơn 3 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa xuất kho, hi vọng giá sẽ tăng cao.
Ông Nguyễn Quang Hiệp nói: “Người dân hiện không bán cà phê. Họ đợi giá tăng mới ban. Năm ngoái, doanh nghiệp tôi thu được 3.000 tấn nhưng năm nay chỉ thu được 2.000 tấn. Theo tôi dự đoán, từ nay tới cuối mùa, giáp mùa sau, chúng chỉ thu mua được vài trăm tấn. Năm nay, doanh nghiệp cà phê không có lãi. Tính cả lãi của ngân hàng, mỗi tháng mất 1 giá. Năm nay khó mua vì giá cả bấp bênh, đang hạ. Đầu mùa mua cao giờ giá hạ nên phải trữ lại. Nếu bán bây giờ thì lỗ từ 4 đến 5 giá”.
Có thể bạn quan tâm
Cá tra Việt Nam chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới, song, từ năm 2008 đến nay, niềm tự hào của ngành thủy sản đang phải trải qua cơn thoái trào: nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, nông dân treo ao.
Trong một chuyến công tác tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), chúng tôi được người dân giới thiệu về người đàn ông nuôi hàu đầu tiên ở vùng cửa biển Sa Huỳnh, đó là ông Công Văn Thanh ở thôn Thạnh Đức 1.
Nhằm tăng cường công tác quản lý giống, nhất là giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, từ ngày 20 – 25/10/2013, Tổng cục Thủy sản đã cử đoàn công tác đi kiểm tra truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại một số cơ sở sản xuất giống tại Thái Lan. Đoàn do ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, làm Trưởng đoàn.
Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.
Điều kỳ lạ là suốt 2 - 3 tháng qua, các thương lái Trung Quốc liên tục hợp tác với những tiểu thương trong nước ồ ạt thu gom loại heo mỡ, trọng lượng lớn. Giá heo đang tăng lên rõ rệt nhưng nhiều người lại lo ngại cuối năm có thể thiếu thịt và thực phẩm.