Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người có công xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa

Người có công xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa
Publish date: Thursday. October 15th, 2015

Bởi, ông là người có công trong việc vận động nhân dân và thuyết phục các cấp, các ngành chức năng cho phép thành lập Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sữa, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con hội viên của THT.

 

Chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao

Những năm 2009, 2010, giá sữa trên thị trường tăng cao, cộng với điều kiện khí hậu, đất đai và các điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất gặp thuận lợi, nên phong trào nuôi bò sữa tại các địa phương Đơn Dương, Đức Trọng phát triển mạnh mẽ theo dạng “Người người nuôi bò sữa, nhà nhà nuôi bò sữa”.

Việc phát triển ồ ạt chăn nuôi bò sữa, tuy mang lại hiệu quả kinh tế buổi đầu cho nhiều hộ gia đình, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do cạnh tranh không lành mạnh, thị trường tiêu thụ sữa không ổn định, dễ bị dịch bệnh, thiếu đồng cỏ chăn nuôi…

Trước tình hình đó, ông Lê Hồng Duyên đã đứng ra vận động các hộ gia đình trên địa bàn xã Hiệp Thạnh và kết nối với các cấp chính quyền, các ngành chức năng cho phép thành lập THT chăn nuôi bò sữa tại xã Hiệp Thạnh.

Ban đầu, việc vận động thành lập THT cũng gặp khó khăn, bởi một số hộ dân cho rằng vào THT không được ưu đãi gì, lại bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe, thà rằng cứ “mạnh ai nấy làm” còn hơn.

Thế nhưng bằng sự kiên trì vận động, thuyết phục và bằng thực tế của một số hộ dân đã trở thành hội viên THT được hưởng nhiều ưu đãi như:

Được NHNo-PTNT cho vay vốn thông qua bảo lãnh của THT; được tiếp xúc với các dịch vụ thú y, kỹ thuật chăm sóc bò, lấy sữa, bảo quản sữa…

Đặc biệt là được hưởng lợi từ Dự án cạnh tranh nông nghiệp của tỉnh, được bao tiêu sản phẩm sữa…

Vì vậy, sau ngày được thành lập chính thức 11/1/2011, THT chăn nuôi bò sữa xã Hiệp Thạnh không ngừng lớn mạnh, từ 69 hội viên ban đầu, nay đã lên đến trên 150 hội viên.

Tổng đàn bò sữa lúc mới thành lập THT chỉ có 305 con, trong đó chỉ có 120 con vắt sữa, nay lên đến gần 800 con, với trên 600 con đang cho vắt sữa.

Từ chỗ chăn nuôi riêng lẻ, “mạnh ai nấy làm”, khi vào THT, các hội viên được định kỳ sinh hoạt hàng tháng để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc và được các ngành chức năng như trung tâm nông nghiệp huyện, trung tâm thú y chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật vắt sữa, bảo quản sữa và cung cấp các loại thuốc sát trùng, thuốc chống viêm vú, thuốc chích ngừa bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng…

Nhờ vậy, đàn bò của các hội viên THT hầu như không bị mắc các loại dịch bệnh, năng suất sữa từ chỗ chỉ đạt 15kg/con, được nâng lên 18 - 20kg/con, thậm chí có hội viên còn đạt 25kg/con.

Đặc biệt, qua kết nối của ông Lê Hồng Duyên, các hội viên THT được tham gia dự án cạnh tranh nông nghiệp, liên minh với Công ty CP sữa Đà Lạt để được bao tiêu sản phẩm và được hỗ trợ 40% vốn để mua con giống, máy vắt sữa, máy phát điện, xây dựng, sửa chữa chuồng trại, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 3,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, qua vận động của THT, các cấp, các ngành chức năng và các hội viên THT đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tại các thôn tập trung hội viên THT sinh sống (tổ 1, tổ 2, thôn Bồng Lai).

Việc đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn của THT chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức chăn nuôi, vận chuyển nguyên liệu thức ăn cho bò, vận chuyển sữa đến nơi tiêu thụ, mà còn tạo nhiều thuận lợi cho các hội viên trong cuộc sống sinh hoạt.

Từ đó, các hội viên ngày càng gắn bó có trách nhiệm với THT chăn nuôi bò sữa hơn.

Ông Lê Hồng Duyên tự hào cho biết: Do làm tốt công tác kết nối và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, nên vai trò của THT chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh ngày càng được nâng cao.

Hiện nay, bình quân mỗi hội viên của THT chăn nuôi bò sữa Hiệp Thạnh có từ 3 - 10 con bò sữa đang cho vắt sữa, trong đó có 1/3 hội viên có thu nhập từ 100 triệu đồng/tháng trở lên, thậm chí có hội viên có thu nhập trên 200 triệu đồng/tháng.

Nhờ vậy, 100% hội viên của THT không có hộ nghèo, trong đó có trên 70% hộ gia đình thuộc diện giàu và không ít hộ đang trở thành tỷ phú nhà nông.

Điều đó, khiến các hội viên gắn bó có trách nhiệm với THT hơn và THT cũng ý thức được trách nhiệm ngày càng nặng nề, lớn lao đối với hội viên THT.


Related news

Hội làm vườn xã Tịnh Thới nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh xoài an toàn Hội làm vườn xã Tịnh Thới nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh xoài an toàn

Là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận với những cách làm hay, mô hình mới, thời gian qua, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Friday. April 17th, 2015
Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

Friday. April 17th, 2015
Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

Friday. April 17th, 2015
Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Friday. April 17th, 2015
Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

Friday. April 17th, 2015