Nơm nớp với dịch tai xanh

Tư tôi an ủi, giá cả thị trường bao giờ cũng do tư thương định đoạt, thôi thì đành chấp nhận.
Còn về dịch bệnh, nếu anh lựa chọn kỹ con giống đầu vào, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy trình do ngành chuyên môn hướng dẫn thì mắc mớ chi phải sợ?
Điểm đúng “huyệt”, anh Tám nhanh nhảu:
“Khổ nỗi, thời gian qua tui lơ là với cái khâu quan trọng ấy nên bây giờ mới đứng ngồi không yên.
Nghe đâu dịch heo tai xanh vừa tái bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước.
Mà chú em thừa biết, sự lây lan của con vi rút cực kỳ nguy hiểm đó là không có vùng cấm…”.
Những năm qua, người chăn nuôi trong tỉnh không ít lần lao đao vì dịch tai xanh.
Dẫn Tư tôi dạo quanh dãy chuồng kiên cố đang thả nuôi 12 con heo nái và heo thịt, anh Tám Duy Trung ở huyện Duy Xuyên nói: “Thời điểm này, 2 con heo nái thì đang có chửa sắp đẻ, còn 10 con heo siêu nạc thì lại chuẩn bị đến kỳ xuất bán.
Hơn 2 năm nay, thấy dịch tai xanh im ắng nên mấy tháng qua tui chủ quan không mua vắc xin về chích ngừa cho bầy heo ni.
Trong những ngày tới, lỡ không may mầm bệnh tái bùng phát thì rất nhiều khả năng đàn heo của tui sẽ bị nhiễm vi rút”.
Nghe anh Tám kể chuyện cũ, Tư Ruộng mới sực nhớ lại, từ đầu tháng 2 đến gần cuối tháng 3.2013, dịch tai xanh hoành hành tại 161 thôn, khối phố của 37 xã, thị trấn thuộc 7 địa phương gồm Thăng Bình, Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Nông Sơn, Tiên Phước khiến 4.435 con heo của 1.262 hộ dân bị mắc bệnh, trong đó có 1.573 con phải khiêng đi đốt.
Tuy nhiên, con số vừa nêu chỉ là một phần nhỏ, bởi những năm trước đó hàng chục nghìn con heo của rất nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng đã “ngủm củ tỏi” vì “cơn lốc” tai xanh liên tục ập tới.
Cách đây vài ngày, trong giờ giải lao của một cuộc họp ở UBND tỉnh, Tư tôi tranh thủ trao đổi với ông Nguyễn Thành Nam – Chi cục trưởng Chi cục Thú y xung quanh công tác phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Vừa nghe nói đến bệnh tai xanh, ông Nam liền than phiền: “Muốn hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các loại dịch bệnh nguy hiểm gây ra thì vấn đề tiên quyết là người chăn nuôi phải chủ động tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm.
Vậy nhưng, thực tế cho thấy, thời gian qua khâu này diễn ra rất ì ạch tại hàng loạt địa phương.
Điều đáng lo ngại là, hầu như toàn bộ 520 nghìn con heo trên toàn tỉnh đều không được chích ngừa vắc xin phòng bệnh tai xanh trong 2 đợt tiêm chính của năm 2015.
Trong khi yêu cầu mang tính bắt buộc là phải có ít nhất 80% tổng đàn được tiêm phòng vắc xin”.
Theo ông Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tỉnh không có cơ chế hỗ trợ, trong khi đó giá 1 liều vắc xin tai xanh là 16 nghìn đồng nên người chăn nuôi không mua về tiêm cho đàn heo của mình vì… sợ tốn kém.
Trong khi đó gần đây tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Tiền Giang, Sóc Trăng… đã có rất nhiều đàn heo bị chết vì dịch tai xanh tấn công.
Việc kiểm soát khâu vận chuyển heo và các loại vật nuôi khác ra vào địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn hết sức lỏng lẻo.
Chính vì thế, chẳng ai dám chắc trong những ngày tới vi rút Lelystad gây bệnh tai xanh hay còn gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp sẽ không lây lan đến xứ Quảng mình.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, diện tích trồng điều ở Bình Phước bị thu hẹp do một bộ phận nông dân chặt bỏ để trồng cây công nghiệp hoặc cây ăn trái có giá trị hơn. Tuy nhiên, không ít hộ vẫn giữ vườn điều và thu nhập cao bằng cách trồng xen ca cao, cây ăn trái. Hộ chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở thôn 12, xã Long Hà (Bù Gia Mập) đã giàu lên nhờ trồng xen ca cao vào vườn điều.